Bộ đề thi Hóa học THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề số 19)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí riêng của kim loại?
A. Tính dẻo
B. Tính dẫn điện
C. Tính ánh kim
D. Tính cứng
Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazơ?
A. Al
B. Cu
C. K
D. Fe
Kim loại nào sau đây không tác dụng với khí oxi?
A. Fe
B. Na
C. Cu
D. Au
Dãy gồm các ion được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần từ trái sang phải là
A. Cu2+, Al3+, K+.
B. Al3+, Cu2+, K+.
C. K+, Cu2+, Al3+.
D. K+, Al3+, Cu2+.
Điện phân dung dịch chứa chất X với điện cực trơ, tại catot thu được kim loại. X có thể là
A. CaCl2
B. MgCl2
C. NaCl
D. CuCl2
Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. MgO
B. NaHCO3
C. CaCO3
D. K2SO4
Chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính?
A. Al2(SO4)3
B. AlCl3
C. Al(OH)3
D. AlBr3
Cation của các kim loại nào có nhiều trong nước cứng?
A. Al và Fe
B. Cu và Fe
C. Ca và Mg
D. Na và K+
Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
A. nhôm
B. đồng
C. chì
D. natri
Sắt(II) đisunfua là thành phần chính của quặng pirit. Công thức của sắt(II) đisunfua là
A. FeS
B. FeSO3
C. Fe2(SO4)3
D. FeS2
Oxit nào sau đây tan trong nước tạo dung dịch axit?
A. CrO
B. Cr2O3
C. Al2O3
D. CrO3
Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Đề loại bỏ các khí này một cách hiệu quả nhất có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. CaCl2
B. HCl
C. NaCl
D. Ca(OH)2
Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và anđehit axetic. Công thức của X là
A. C2H5COOCH3
B. C2H3COOC2H5
C. CH3COOCH3
D. CH3COOC2H3
Số nhóm chức este có trong một phân tử chất béo là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 6
Chất có chứa 6 nguyên tử cacbon trong một phân tử là
A. glixerol
B. saccarozơ
C. glucozơ
D. etanol
Amin nào sau đây tan ít trong nước?
A. Metylamin
B. Anilin
C. Etylamin
D. Đimetylamin
Chất nào sau đây vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ là
A. H2NCH2COOH
B. CH3NH2
C. CH3COOH
D. CH3CHO
Poli(vinyl clorua) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trùng ngưng
B. axit – bazơ
C. trao đổi
D. trùng hợp
Supephotphat kép có thành phần chính là muối nào sau đây?
A. (NH2)2CO
B. KNO3
C. Ca3(PO4)2
D. Ca(H2PO4)2
Chất nào sau đây có cùng công thức đơn giản với C2H2?
A. CH4
B. C6H6
C. C2H4
D. C3H6
Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ
B. kết tủa màu nâu đỏ
C. kết tủa màu trắng hơi xanh
D. kết tủa màu xanh lam
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường kiềm
B. Dung dịch protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
C. Triolein không tác dụng với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường)
D. Triglixerit thuộc loại hợp chất cacbohidrat
Cho hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al trong X là
A. 5,4 gam
B. 5,1 gam
C. 2,7 gam
D. 8,1 gam
Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa
A. Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3, AgNO3
C. Fe(NO3)2, AgNO3
D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3
Khử hoàn toàn 8,12 gam FexOy bằng CO, sau đó hòa tan toàn bộ Fe tạo thành bằng dung dịch HCl dư thu được 2,352 lít H2 (đktc). Công thức của oxit sắt là
A. Fe2O3
B. FeO
C. FeO hoặc Fe2O3
D. Fe3O4
Cho các este sau: metyl fomat, phenyl axetat, bezyl propionat và metyl metacrylat. Số este khi thủy phân thu được sản phẩm có chứa ancol là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa bạc
B. với dung dịch NaOH, đun nóng
C. thủy phân trong môi trường axit
D. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch màu xanh lam
Lên men 1,08kg glucozơ chứa 20% tạp chất, thu được 0,368kg ancol etylic. Hiệu suất của quá trình lên men là
A. 60,0%.
B. 50,0%.
C. 83,3%.
D. 70,0%.
Cho anilin tác dụng tối đa với dung dịch Br2 dư, thu được m gam kết tủa, biết số mol Br2 đã tham gia phản ứng là 0,03 mol. Giá trị của m là
A. 9,90
B. 3,30
C. 2,51
D. 1,72
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ xenlulozơ axetat là tơ tổng hợp
B. Các mắt xích isopren của cao su thiên nhiên có cấu hình cis
C. Trùng ngưng acrilonitrin thu được tơ nitron
D. Trùng hợp buta-1,3-đien có mặt lưu huỳnh, thu được cao su buna-S
Nung hỗn hợp khí X gồm H2 và N2 trong bình kín với xúc tác thích hợp, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 2,965. Dẫn toàn bộ Y qua bột CuO (dư) nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 12 gam, đồng thời thu được 8,288 lít (đktc) khí duy nhất. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 22%.
B. 25%.
C. 23%.
D. 24%.
Thực hiện 5 thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho FeCO3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Cho hỗn hợp gồm Na và (NH2)2CO vào nước dư, đun nóng nhẹ.
(d) Cho hơi nước qua than nóng nung đỏ.
(e) Hòa tan hỗn hợp rắn Al và Na (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra hỗn hợp khí là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Cho E là triglixerit được tạo bởi hai axit béo X, Y (trong ba axit panmitic, stearic, oleic; Mx < My) và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam E thu được 0,55 mol CO2 và 0,51 mol H2O. Xà phòng hóa hoàn toàn 8,58 gam E bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp hai muối, trong đó có m gam muối của X. Giá trị của m là
A. 2,94
B. 2,78
C. 3,20
D. 6,40
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, tripanmitin là chất rắn tan tốt trong nước.
(b) Phenol và alanin đều tạo kết tủa với nước brom.
(c) Thủy phân đến cùng amilopectin thu được một loại monosaccarit.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng thủy phân protein.
(e) Để phân biệt da giả và da thật, người ta dùng phương pháp đơn giản là đốt thử.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hòa tan hoàn toàn 21,24 gam hỗn hợp E gồm muối hiđrocacbonat X và muối cacbonat Y vào nước thu được 200 ml dung dịch Z. Cho từ từ 200 ml dung dịch KHSO4 0,3M và HCl 0,45M vào 200 ml dung dịch X, thu được 0,06 mol CO2 và dung dịch T. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào T, thu được 49,44 gam kết tủa. Biết X là muối của kim loại kiềm. Phần trăm khối lượng Y trong E là
A. 40,68%.
B. 59,32%.
C. 57,63%.
D. 42,37%.
Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và một amin (no, đơn chức, mạch hở) bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 0,85 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Hấp thụ hết Y vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 38 gam kết tủa. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 34,925 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26
B. 25,5
C. 10
D. 10,5
Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời HCl; 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 0,15 mol hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc các phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với với giá trị nào sau đây?
A. 31,1
B. 32,2
C. 33,3
D. 30,5
Hỗn hợp E chứa 2 amin đều no, đơn chức và một hiđrocacbon X (thể khí điều kiện thường). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E cần dùng 2,7 mol không khí (20% O2 và 80% N2 về thể tích) thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 21,88 gam, đồng thời có 49,616 lít (đktc) khí thoát ra khỏi bình. Phân tử khối của X là
A. 40
B. 42
C. 28
D. 30
X là este no, hai chức, Y là este tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chức nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 0,81 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,95M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ba muối có khối lượng m gam và hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m là
A. 28,14
B. 27,5
C. 19,63
D. 27,09
Thực hiện các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, thêm vào 1 ml dung dịch H2SO4 20%, lắc đều sau đó lắp ống sinh hàn rồi đun nóng nhẹ ống nghiệm trong khoảng 5 phút .
- Thí nghiệm 2: Cho một lượng tristearin, vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Để nguội hỗn hợp, sau đó rót thêm 10 – 15 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ yên.
- Thí nghiệm 3: Đun nóng triolein ((C17H33COO)3C3H5) rồi sục dòng khí hiđro (xúc tác Ni) trong nồi kín sau đó để nguội.
Hiện tượng nào sau đây không đúng?
A. Ở thí nghiệm 1 sau khi thêm H2SO4, dung dịch phân thành 2 lớp
B. Ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2, sau khi đun đều thu được dung dịch đồng nhất
C. Ở thí nghiệm 2 sau các quá trình thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên
D. Ở thí nghiệm 3 sau phản ứng thu được một khối chất rắn ở nhiệt độ thường