Bộ đề thi môn GDCD THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò nào sau đây đến mọi hoạt động của xã hội?

A. Quan trọng

B. Quyết định

C. Cần thiết

D. Trung tâm

Câu 2:

Quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật giá trị

B. Quy luật cạnh tranh

C. Quy luật cung cầu

D. Quy luật kinh tế

Câu 3:

Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

C. Tính quy phạm phổ biến

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu 4:

Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. tuân thủ pháp luật

B. sử dụng pháp luật

C. áp dụng pháp luật

D. thi hành pháp luật

Câu 5:

Khi vi phạm, chủ thể vi phạm phải bồi thường thiệt hại, chịu trách nhiệm pháp lý theo đúng thoả thuận giữa các bên tham gia là vi phạm

A. hành chính

B. hình sự

C. dân sự

D. kỉ luật

Câu 6:

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm

A. điều tra

B. pháp lí

C. hòa giải

D. liên đới

Câu 7:

Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Bí mật thực hiện giao dịch dân sự

B. Lựa chọn giao dịch dân sự

C. Tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc

D. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến

Câu 8:

Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chăm lo công việc gia đình là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ nhân thân

B. Quan hệ tài sản

C. Quan hệ tinh thần

D. Quan hệ huyết thống

Câu 9:

Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động, các bên tham gia cần phải tuân thủ nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng

B. Dân chủ, công bằng, văn minh

C. Tích cực, chủ động, hội nhập

D. Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm

Câu 10:

Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc

A. tự do xóa bỏ các loại hình cạnh tranh

B. sở hữu tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên

C. chia đều của cải trong đời sống xã hội

D. chủ động mở rộng qui mô ngành nghề

Câu 11:

Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực

A. kinh tế

B. văn hóa

C. chính trị

D. giáo dục

Câu 12:

Hành vi bắt cóc trẻ em để tống tiền xâm phạm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở

D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm

Câu 13:

Theo quy định của pháp luật việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện

A. phương án độc chiếm thị trường

B. kế hoạch phản biện xã hội

C. tuyên truyền kinh doanh đa cấp

D. tội phạm rất nghiêm trọng

Câu 14:

Tự tiện khám chỗ ở của người khác là xâm phạm đến quyền cơ bản nào của công dân

A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở

C. Bất khả xâm phạm về thân thể

D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm

Câu 15:

Quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân là quyền dân chủ cơ bản của công dân gắn với hình thức dân chủ

A. gián tiếp

B. thảo luận

C. trực tiếp

D. biểu quyết

Câu 16:

Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân

A. điều hành

B. quản lí

C. tự quyết

D. kiểm tra

Câu 17:

Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của

A. tố cáo

B. đền bù thiệt hại

C. khiếu nại

D. chấp hành án

Câu 18:

Mọi công dân có thể học tập bằng nhiều hình thức và ở các loại hình trường, lớp khác nhau là thực hiện nội dung quyền

A. lựa chọn chương trình song ngữ

B. học thường xuyên, học suốt đời

C. đổi mới giáo trình nâng cao

D. dự thi lấy chứng chỉ nghề

Câu 19:

Cá nhân tự do đưa ra những cải tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động là đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Thẩm tra

B. Phản biện

C. Phán quyết

D. Sáng tạo

Câu 20:

Phòng chống tệ nạn xã hội là nội dung cơ bản của pháp luật về

A. bảo vệ môi trường

B. phát triển các lĩnh vực xã hội

C. phát triển kinh tế

D. bảo vệ quốc phòng, an ninh

Câu 21:

Công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người là làm cho hàng hóa có

A. tiền tệ

B. giá trị sử dụng

C. giá trị

D. chức năng

Câu 22:

Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

A. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

B. Kiểm soát tăng trưởng kinh tế

C. Thu lợi nhuận cho người kinh doanh

D. Hạn chế sử dụng nhiên liệu

Câu 23:

Công chức, viên chức nhà nước thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật kỉ luật?

A. Tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo

B. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến

C. Đề xuất hưởng phụ cấp độc hại

D. Thường xuyên đi muộn không lí do

Câu 24:

Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật dân sự?

A. Xóa bỏ dấu vết hiện trường gây án

B. Giao hàng không đúng thời hạn

C. Tổ chức mua bán người qua biên giới

D. Kinh doanh khi chưa được cấp phép

Câu 25:

Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục không thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền

A. có quyền học tập không hạn chế

B. được nhà nước hỗ trợ chi phí học tập

C. được học thường xuyên, học suốt đời

D. bình đẳng về cơ hội trong học tập

Câu 26:

Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ để khẳng định ở đó có

A. công cụ gây án

B. hoạt động tín ngưỡng

C. tổ chức sự kiện

D. bạo lực gia đình

Câu 27:

Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi

A. người có thẩm quyền

B. lực lượng bưu chính

C. cơ quan ngôn luận

D. phóng viên báo chí

Câu 28:

Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây?

A. Giám sát hoạt động bầu cử

B. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt

C. Nghiên cứu lí lịch ứng cử viên

D. Kiểm tra niêm phong hòm phiếu

Câu 29:

Theo quy định của pháp luật, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở của công dân gắn liền với việc công dân tham gia

A. đăng ký đấu giá bất động sản 

B. xây dựng quy ước hương ước

C. xét xử lưu động của tòa án

D. đăng nhập cổng dịch vụ công

Câu 30:

Cá nhân chủ động tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Được phát triển

B. Khiếu nại

C. Quản trị truyền thông

D. Tố cáo

Câu 31:

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung

C. Tính quy phạm phổ biến

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu 32:

Đoàn thanh tra của cục thuế tỉnh X lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty Y vì đã có hành vi lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. Đoàn thanh tra đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật

B. Áp dụng pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật

D. Xây dựng đường lối

Câu 33:

Vì muốn anh A một cán bộ người Kinh được tăng cường theo đề án đưa trí thức trẻ về phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc vào diện tái cử cho khóa sau. Ông K đã loại hồ sơ của anh C sinh viên người dân tộc thiểu số ở địa phương vừa tốt nghiệp ra trường khỏi danh sách ứng cử hội đồng nhân dân xã với lý do anh này mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Anh C chưa được thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực

A. kinh tế

B. chính trị

C. tôn giáo

D. văn hóa

Câu 34:

Tại hội nghị hiệp thương lấy ý kiến quần chúng tại nơi cư trú, ông Q đã bày tỏ quan điểm của mình về một số ứng cử viên. Ông Q đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quản lí nhà nước

B. Độc lập phán quyết

C. Tự do ngôn luận

D. Xử lí thông tin

Câu 35:

Nhân dân thôn A họp bàn và quyết định các tiêu chí cơ bản để bình xét gia đình văn hóa, hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn thôn. Việc họp bàn và quyết định của bà con thôn A thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi

A. cơ sở

B. xã hội

C. văn hóa

D. cả nước

Câu 36:

Trường Trung học phổ thông A trang bị hệ thống ti vi thông minh, có kết nối mạng internet trong phòng đọc phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường A đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền được phát triển?

A. Quản trị truyền thông

B. Tích cực đàm phán

C. Được cung cấp thông tin

D. Đối thoại trực tuyến

Câu 37:

Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền hai trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỉ luật vừa vi phạm hình sự?

A. Ông H và anh Q

B. Chị B, ông H và anh Q

C. Ông H và chị B

D. Anh M, ông H, anh Q và anh K

Câu 38:

Ông A là Giám đốc của công ty X nên đã tự bổ nhiệm cháu trai là anh H lên chức Trưởng phòng. Biết chuyện, anh Q ép Giám đốc phải thăng chức cho mình nếu không sẽ cung cấp thông tin cho báo chí. Vô tình, chị M nghe được cuộc trao đổi giữa anh Q và Giám đốc A nên đã lén ghi âm để tống tiền anh Q và ông A. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giám đốc A và anh H

B. Anh H, anh Q

C. Giám đốc A và anh Q

D. Giám đốc A và chị M

Câu 39:

Vì thường xuyên bị anh P đánh đập, chị M là vợ anh P đã bỏ đi khỏi nhà. Tình cờ gặp chị M trong chuyến công tác, anh H là em rể anh P đã ép chị M theo mình về hạt kiểm lâm gần đó, kể lại toàn bộ sự việc với anh T là Hạt trưởng và được anh T đồng ý giữ chị M tại trụ sở cơ quan chờ anh H quay lại đón. Tuy nhiên, chị M đã được anh Q là một người dân trong vùng giải thoát sau hai ngày bị giam giữ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh H và anh P

B. Anh H và anh T

C. Anh H, anh T và anh P

D. Anh H, anh T và anh Q

Câu 40:

Chị A kế toán trưởng và ông S giám đốc một chi nhánh ngân hàng của huyện X. Lo sợ anh G có thể biết chuyện hai người đã cấu kết làm giả chứng từ để rút tiền của ngân hàng đầu tư vào chứng khoán, chị A xúi giục ông S đuổi việc anh G. Thấy mình bị sa thải, lại bị chị A trì hoãn thanh toán các khoản tiền theo đúng quy định, anh G phản ánh với ông Q cán bộ cơ quan chức năng. Vì đã nhận của ông S một trăm triệu đồng, ông Q báo cho ông S biết việc này đồng thời làm sai chế độ bảo hiểm thất nghiệp của anh G. Phát hiện sự việc, anh G thuê anh B chặn xe của ông Q và đánh ông phải nhập viện  điều trị dài ngày. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo?

A. Ông S và chị A

B. Ông S, anh G và ông Q

C. Ông S và ông Q

D. Ông S, chị A và ông Q