Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc Gia năm 2022 có lời giải (Đề 12)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?
A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công - nông.
B. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.
C. Thành lập được đội quân chính trị của đông đảo quần chúng.
D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có vai trò như thế nào đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Chủ trương thành lập Việt Minh.
B. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.
Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng" của Mĩ?
A. Tăng cường khôi phục sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
B. Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
C. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
D. Sử dụng ngọn cờ “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần vào chiến thắng chống phát xít của thế giới là vì
A. đã lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị của Pháp, Nhật.
B. đã lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị của Nhật.
C. đã lật đổ nền thống trị của phát xít Nhật ở Việt Nam.
D. đã giành chính quyền ở Hà Nội sớm nhất.
Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam trong những năm 1919-1925 là
A. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Cho các sự kiện
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
- Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương lần 8 được triệu tập.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Hãy sắp xếp các sự kiện đúng theo thứ tự thời gian
A. 3,2,1
B. 1,2,3
C. 2,1,3
D. 2,3,1
Yếu tố quyết định nhất dẫn đến sự thành công trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới là
A. đổi mới kinh tế-chính trị.
B. đổi mới về văn hóa - xã hội.
C. đổi mới về tư duy, nhất là tư duy về kinh tế.
D. đổi mới về chính sách đối ngoại.
Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai?
A. Mĩ
B. Liên Xô
C. Anh
D. Nhật Bản
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là gì?
A. Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng đất.
B. Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Giải phóng các dân tộc Đông Dương.
D. Giải phóng dân tộc.
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại bởi nguyên nhân khách quan nào?
A. Do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
B. Khởi nghĩa nổ ra trong tình thế hoàn toàn bị động.
C. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.
D. Thực dân Pháp còn mạnh.
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là
A. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối CM miền Nam.
B. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
C. Do chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng.
D. Mỹ - Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59.
Khẩu hiệu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng xác định là
A. Đánh đổ đế quốc - phát xít.
B. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
C. Tự do, cơm áo, hòa bình.
D. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.
Những hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?
A. Mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng tại Quảng Châu (Trung Quốc), ra báo Thanh niên.
B. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước.
C. Thực hiện phong trào “Vô sản hóa”.
D. Tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc bãi công của công nhân.
Lực lượng chính của cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị (10/1930) là
A. toàn thể nhân dân.
B. ông dân và tư sản dân tộc.
C. công nhân và nông dân.
D. nông dân và tiểu tư sản.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam là
A. công nhân.
B. nông dân.
C. tư sản dân tộc.
D. tiểu tư sản.
Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
A. Nạn đói đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta.
B. Ngoại xâm và nội phản.
C. Hơn 90% dân số mù chữ.
D. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
Thắng lợi nào buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
C. Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn –719” của Mĩ, Ngụy.
D. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Một tác động tích cực của cách mạng khoa học - công nghệ là
A. sản xuất ra nhiều loại vũ khí có tính hủy diệt cao.
B. môi trường trong sạch, lành mạnh.
C. bệnh tật ngày càng giảm nhanh.
D. tăng năng suất lao động.
Sự kiện nào đánh dấu tổ chức ASEAN có sự chuyển biến “từ một liên minh chính trị thành một liên minh chính trị-kinh tế của khu vực Đông Nam Á”?
A. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995).
B. Kí kết Hiệp ước Bali (2/1976).
C. Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết (1991).
D. Tổ chức ASEAN mở rộng thành viên trên 10 nước (1999).
Hội nghị lần Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) chủ trưởng thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh.
Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là
A. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước.
B. Quan điểm khác nhau về tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. Thành lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình an ninh thế giới.
D. Giải quyết hậu quả do Chiến tranh thế giới thứ hai để lại.
Bài học nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 – 1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
A. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao.
B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng nước ta.
C. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
D. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Tổ chức nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. Hội Phục Việt.
B. Những người thanh niên trẻ.
C. Cộng sản đoàn.
D. Tâm tâm xã.
Thời cơ cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền năm 1945 là
A. Inđônêxia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa (8/1945).
B. Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa (8/1945).
C. Nhật đầu hàng đồng minh (8/1945).
D. Lào tuyên bố độc lập (10/1945).
Sự kiện thể hiện sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. nước CHND Trung Hoa ra đời và sự chia cắt bán đảo Triều Tiên thành 2 nhà nước đối lập.
B. Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông và Ma Cao.
C. sự ra đời của nước CHDCND Triều Tiên.
D. nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản.
Một trong những quyết định quan trọng trong hội nghị Ianta (2/1945) là thành lập
A. Hội quốc liên.
B. Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
C. khối đồng minh chống phát xít.
D. khối quân sự NATO.
Đầu 1950, việc các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta thể hiện
A. nước ta chỉ đặt quan hệ ngoại giao với các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. chỉ các nước Xã hội chủ nghĩa muốn đặt quan hệ ngoại giao với ta.
C. nước ta muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới.
D. vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế.
Nước nào sau đây ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế” châu Á nửa sau thế kỷ XX?
A. Philippin.
B. Singapo.
C. Thái Lan.
D. Malaixia.
Đứng trước tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên con người cần dựa vào nhân tố nào?
A. Nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.
B. Hệ thống máy tự động.
C. Công cụ sản xuất mới.
D. Nguồn năng lượng tái tạo.
Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)?
A. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ.
B. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.
C. Ta đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Trung Hoa Dân Quốc.
D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
Nước nào trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Anh.
B. Mĩ.
C. Đức.
D. Nhật Bản.
Mục đích của Đảng và Chính phủ khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Tạm ước (14/9/1946) là gì?
A. Tập trung vào kẻ thù chính.
B. Tránh cùng lúc đối đầu với nhiều kẻ thù.
C. Có thêm thời gian để xây dựng và củng cố lực lượng.
D. Hạn chế việc Pháp và Trung Hoa Dân quốc cấu kết với nhau.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
A. Nông nghiệp và thương nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Giao thông vận tải.
D. Công nghiệp chế biến.
Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
B. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954.
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.
D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2/1954.
Vì sao Nghệ An - Hà Tĩnh là nơi phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển mạnh nhất?
A. Có đội ngũ cán bộ Đảng đông nhất trong cả nước.
B. Là nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân.
C. Là nơi thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.
D. Có truyền thống anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Hạn chế lớn nhất đối với nền kinh tế của Nhật Bản đó là
A. lãnh thổ không rộng, nhiều thiên tai.
B. cơ cấu kinh tế thiếu cân đối.
C. nghèo tài nguyên khoáng sản.
D. sự cạnh tranh của Mỹ, Tây Âu, các nước NICS.
Việc làm quan trọng để ổn định hệ thống chính quyền và hệ thống chính trị sau đại thắng mùa Xuân 1975 là gì?
A. Xóa bỏ chính quyền cũ.
B. Giải tán các đảng phái thân Mĩ.
C. Thành lập chính quyền địa phương.
D. Thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể các cấp.
Kẻ thù chủ yếu của xã hội Việt Nam trong thời kì 1930-1931 là
A. đế quốc và phong kiến.
B. địa chủ phong kiến.
C. địa chủ phong kiến, tư sản.
D. thực dân Pháp.
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã làm cho kinh tế Việt Nam
A. kinh tế Việt Nam luôn trong tình trạng khủng hoảng.
B. kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ.
C. kinh tế Việt Nam phát triển một cách tự chủ.
D. cơ cấu kinh tế Việt Nam mất cân đối, lạc hậu, nghèo nàn.
So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương chính trị (10/1930) có sự khác biệt về
A. vị trí và mối quan hệ cách mạng Việt Nam.
B. nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng.
C. Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam.