Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc Gia năm 2022 có lời giải (Đề 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) xác định trong giai đoạn 1936 – 1939 là 

A. đánh đổ bộ phận tư sản phản động.

B. đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

C. đánh đổi phong kiến phản động. 

     D. đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc Đông Dương.

Câu 2:

Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về 

A. kinh tế - văn hoá.

B. kinh tế - chính trị.

C. chính trị - quân sự.

D. kinh tế - quân sự.

Câu 3:

Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam Việt Nam chống chế độ Mĩ - Diệm, trước khi diễn ra phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960) là 

A. đấu tranh chính trị.

B. khởi nghĩa giành quyền làm chủ.

C. đấu tranh vũ trang.

D. bạo lực cách mạng.

Câu 4:

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại

A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu 1930.

B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng cuối năm 1930.

C. các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) năm 1925. 

     D. Đại hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên năm 1929.

Câu 5:

Trong quá trình tìm đường cứu nước, tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có những chuyển biến mạnh mẽ khi 

A. tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917.

C. tiếp nhận ảnh hưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ năm 1775. 

      D. tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Pháp tư sản năm 1789.

Câu 6:

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đông Bắc Á nào sau đây không bị chủ nghĩa thực dân phương Tây nô dịch? 

A. Trung Quốc.

B. Xingapo.

C. Nhật Bản.

D. Triều Tiên.

Câu 7:

Trận then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là trận đánh vào 

A. Kon Tum.

B. Plâyku.

C. Bắc Tây Nguyên.

D. Buôn Ma Thuột.

Câu 8:

Theo phương án Macbátơn (15/8/1947), hai nhà nước tự trị được thành lập ở Ấn Độ là

A. Ấn Độ và Băng la đét.

B. Ấn Độ và Pakistan.

C. Cộng hòa Ấn Độ và Pakistan.

D. Pakistan và Băng-la-đét.

Câu 9:

Tên gọi thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi là thành phố Hồ Chí Minh được quyết định tại 

A. Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960).

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (1973).

C. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975. 

      D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976).

Câu 10:

Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) là biểu hiện của xu thế 

A. nhất thể hóa.

B. đa phương hóa.

C. đa dạng hóa.

D. toàn cầu hóa.

Câu 11:

Bước vào Đông - Xuân 1953 - 1954, Pháp - Mĩ thực hiện âm mưu mới ở Đông Dương nhằm

A. giành lấy thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.

B. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới.

C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. 

     D. giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

Câu 12:

“Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương trong chiến dịch nào sau đây? 

A. Biên giới thu - đông năm 1950.

B. Thượng Lào năm 1953.

C. Việt Bắc thu – đông năm 1947.

D. Tây Bắc thu – đông năm 1952.

Câu 13:

Năm 1897, đánh dấu sự kiện quan trọng nào trong tiến trình xâm lược và bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam? 

A. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.

B. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

C. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. 

      D. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Câu 14:

Sự kiện nào sau đây sẽ là yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?

A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ (1991).

B. Chiến tranh lạnh kết thúc (1989).

C. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

D. Khủng hoảng dầu mỏ (1973).

Câu 15:

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 – 1930) đã xác định động lực cách mạng là 

A. nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

B. nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức.

C. công nhân, nông dân.

D. công nhân, nông dân, trí thức.

Câu 16:

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là do 

A. đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô mang tính chủ quan, duy ý chí.

B. sự chống phá của các thế lực thù địch đối với Liên Xô.

C. Liên Xô không bắt kịp với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật trên thế giới. 

      D. tác động của khủng khoảng dầu mỏ năm 1973 ảnh hưởng đến Liên Xô.

Câu 17:

Những nước thực dân Âu-Mĩ nào sau đây đã quay lại tái chiếm Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Pháp, Nhật, Mĩ.

C. Anh, Pháp, Đức.

D. Anh, Mĩ, Ý.

Câu 18:

Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế gới thứ hai năm 1945 là trật tự 

A. Vécxai-Oasinhtơn.

B. hai cực Ianta.

C. Pốtxđam.

D. đơn cực.

Câu 19:

Ở Quảng Châu (Trung Quốc), tháng 6 năm 1925 Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

      C. Tâm tâm xã.

     D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 20:

Hiệp định nào sau đây đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương? 

A. Hiệp định Hòa bình Cam-pu-chia (1991).

B. Hiệp định Giơnevơ (1954).

C. Hiệp định Viêng Chăn (1973).

D. Hiệp định Pa-ri (1973). 

Câu 21:

Mở đầu cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta tấn công vào hướng chủ yếu nào sau đây? 

A. Nam Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Quảng Trị.

Câu 22:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với danh nghĩa Đồng minh vào Việt Nam giải giáp phát xít Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16 là

A. quân Trung Hoa Dân quốc.

B. quân Hoa Kì. 

C. quân Pháp.

D. quân Anh.

Câu 23:

Nội dung nào sau đây không phải mục tiêu của chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

A. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

C. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

     D. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. 

Câu 24:

Mục tiêu chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống 

A. chủ nghĩa dân tộc cực đoan xây dựng nhà nước tiến bộ.

B. chủ nghĩa thực dân cũ giành độc lập dân tộc.

C. chế độ độc tài thân Mĩ thành lập chính phủ dân chủ. 

     D. chủ nghĩa thực dân mới giành độc lập.

Câu 25:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 

A. Góp phần chiến thắng phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

C. Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc kỉ nguyên độc lập, tự do. 

      D. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

Câu 26:

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương đối với Việt Nam có điểm hạn chế là

A. chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc.

B. chỉ giải phóng được miền Nam.

C. mới giải phóng được miền Bắc.

D. chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta.

Câu 27:

Việc Mĩ đưa quân viễn chinh vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) là để thực hiện thực hiện mưu đồ 

A. trực tiếp xâm lược và thống trị Việt Nam.

B. cố giành thế chủ động trên chiến trường. 

     C. chứng minh sức mạnh của quân đội Mĩ.

      D. hướng mâu thuẫn trong nước ra bên ngoài.

Câu 28:

Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? 

A. Pháp bị mất vị trí cường quốc kinh tế số 1 sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

C. Pháp là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ. 

      D. Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 29:

Sự kiện nào sau đây tác động trực tiếp đến việc Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (12/1946)? 

A. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.  

B. Pháp khiêu khích, tấn công ty ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

C. Hội nghị Phôngtennoblộ thất bại.

      D. Pháp chiếm trụ sở Bộ Tài chính, Bộ Giao thông - Công chính.

Câu 30:

Nội dung nào dưới đây không phải là một tính chất của phong trào cách mạng 1930 1931 ở Việt Nam?

A. Triệt để.

B. Quyết liệt.

C. Rộng lớn.

D. Dân chủ. 

Câu 31:

Đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam, sự phát triển của phong trào công nhân (1926 - 1929) có ý nghĩa 

A. tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam.

B. là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. là lực lượng đi đầu trong phong trào dân chủ. 

      D. tập hợp đông đảo các lực lượng chống đế quốc, phong kiến.

Câu 32:

Trong các sự kiện sau đây của Lịch sử thế giới, sự kiện nào tác động trực tiếp đến sự thay đổi trong chủ trương của Đảng tại Hội nghị Trung ương tháng 7 năm 1936? 

A. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

B. Trục tam giác phát xít được hình thành

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

D. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản

Câu 33:

Sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) chứng tỏ ở Đông Dương

A. nhiệm vụ dân tộc đã hoàn thành.

B. Pháp - Nhật đã suy yếu trầm trọng.

C. thời cơ Tổng khởi nghĩa đã chín muồi.

D. có sự khủng hoảng chính trị sâu sắc.

Câu 34:

Phong trào cách mạng ở Việt Nam (1919 – 1930) có điểm giống so với phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX là

A. xuất hiện khuynh hướng vô sản.

B. khuynh hướng dân chủ tư sản bao trùm.

C. hình thức vận động cứu nước.

D. đều mang tính chất dân tộc và dân chủ.

Câu 35:

Diễn biến nào sau đây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đưa đến sự kiện Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương?

A. Nhật vào Đông Dương (9/1940).

B. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.

C. Nhật thua to ở mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương (đầu năm 1945). 

      D. Nhật tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.

Câu 36:

Điểm giống nhau của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) là 

A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

B. đặt nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu. 

C. đề ra nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít.

     D. tịch thu ruộng đất chia cho nông dân.

Câu 37:

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng cách mạng vô sản dần thắng thế và trở thành độc tôn trong phong trào cách mạng ở Việt Nam là vì 

A. khuynh hướng này được lịch sử và nhân dân Việt Nam lựa chọn.

B. phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

C. đây là khuynh hướng cách mạng duy nhất ở Việt Nam. 

      D. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

Câu 38:

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), với việc thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, Việt Nam đã phát huy cao nhất 

A. sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

B. sự hỗ trợ của nhân loại tiến bộ đối với cuộc kháng chiến. 

C. tiềm lực của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.

      D. sức mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Câu 39:

Bài học kinh nghiệm nào của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc?

A. Đề ra đường lối đúng đắn, phù hợp, sáng tạo.

B. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước.

C. Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng. 

      D. Linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh.

Câu 40:

Việc xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ: 

A. nhiệm vụ dân chủ được đặt lên hàng đầu.

B. vấn đề đấu tranh giai cấp được đặt lên hàng đầu. 

C. nhiệm vụ cách mạng ruộng đất được đặt lên hàng đầu.

      D. sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam.