Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc Gia năm 2022 có lời giải (Đề 9)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nhận định: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào công nhân Việt Nam có đầy đủ các điều kiện của một phong trào tự giác?
A. Đảng ra đời gắn với phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
B. Phong trào công nhân không thể tách rời phong trào yêu nước.
C. Sự ra đời của Đảng quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng.
D. Phong trào công nhân đã có một tổ chức lãnh đạo, thống nhất.
Hình thức phát triển của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) là
A. kết hợp khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ đến tổng khởi nghĩa.
B. từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa từng phần rồi chiến tranh cách mạng.
C. chủ động tiến công bao vây địch rồi tiến hành phản công và tiến công chiến lược.
D. từ tiến công chính trị của quần chúng nhân dân đến nổi dậy của lực lượng vũ trang.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7 – 1973) là gì?
A. Thực hiện triệt để “người cày có ruộng".
B. Xây dựng và cùng cố vùng giải phóng.
C. Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Đòi Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Pari.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. chế tạo ra những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và huỷ diệt.
C. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.
D. kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Mục tiêu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng ta xác định là gì?
A. Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
B. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.
C. Độc lập dân tộc và người cây cỏ ruộng,
D. Đánh đổ đế quốc - phát xít, giải phóng dân tộc.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai "chiến lược toàn cầu" nhằm tham vọng gì?
A. Bá chủ thế giới.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
C. Khống chế Liên Xô.
D. Buộc các nước đồng minh lệ thuộc Mĩ.
Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam có ý nghĩa quyết định buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
C. Chiến dịch Tây Nguyên.
D. Trận Điện Biên Phủ ở Lai Châu.
Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
A. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
D. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò
A. quyết định trực tiếp đối với sự phát triển cách mạng cả nước.
B. quan trọng nhất đối với sự nghiệp bảo vệ miền Bắc.
C. quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.
D. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?
A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
B. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
D. Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
Bài học nào của Cách mạng tháng Tám 1945 được áp dụng để giải quyết những vấn đề có ý nghĩa sống còn của nước ta hiện nay?
A. Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thực tiễn cách mạng.
B. Kết hợp linh hoạt các hình thức đấu tranh cách mạng
C. Tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước, cô lập kẻ thủ.
D. Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
Kháng chiến và kiến quốc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ nào?
A. Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1954 đến ngày 30-4-1975.
B. Từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đến ngày 21-7-1954.
C. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến ngày 2-9-1945.
D. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đời 1930.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) quyết định đổi tên Đảng là thành
A. Đảng Lao Động Việt Nam.
B. Đảng Cộng Sản Đông Dương.
C. Đăng lao động Đông Dương.
D. Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp dẫn đến sự ra đời của những giai cấp mới nào?
A. Nông dân, công nhân, tư sản.
B. Nông dân, địa chủ phong kiến, tự sản.
C. Tư sản, tiểu tư sản.
D. Nông dân, công nhân, địa chủ phong kiến.
Điểm chung giữa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (01/1959) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 (07/1973) của Đảng Lao động Việt Nam là
A. đấu tranh bằng chính trị là chủ yếu.
B. tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình.
C. đấu tranh bằng ngoại giao là chủ yếu.
D. khẳng định con đường bạo lực cách mạng.
Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế (1945 - 1950), nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
A. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
B. hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp ở vùng nông thôn.
C. phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước châu Âu.
D. mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á.
Đặc điểm của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là
A. phong trào yêu nước theo khuynh hưởng dân chủ tư sản.
B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.
Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực trên thế giới.
B. Muốn liên kết lại để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.
C. Tác động của xu thế toàn cầu hóa.
D. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
A. Ổn định chính trị.
B. hội nhập quốc tế.
C. phát triển quốc phòng.
D. phát triển kinh tế.
Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, biến động nào của tình hình thế giới tạo bắt lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latỉnh?
A. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu.
B. Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
C. Liên Xô - Mỹ tuyên bố kết thúc chiến tranh lạnh.
D. Sự sụp đổ của trật tự hại cực lanta.
So với phong trào 1930 - 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của thời kì 1936 – 1939 là
A. kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
B. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh ngoại giao với vận động quần chúng.
D. kết hợp đấu tranh nghệ trường và đấu tranh kinh tế.
Bài học chống thù trong giặc ngoài giai đoạn (1945-1946) được Đảng ta vận dụng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của nước ta hiện nay là
A. vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
B. cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
C. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
D. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giành độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam?
A. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).
B. Đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (1920).
C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
D. Đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).
Những thắng lợi nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã?
A. Thắng lợi của nhân dân Ai Cập, Angiêri.
B. Thắng lợi của nhân dân Ai Cập, Môdămbích.
C. Thắng lợi của nhân dân Môdăm bích và Ănggola.
D. Thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Nam Phi.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 là do
A. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
B. nghệ thuật khởi nghĩa linh hoạt, sáng tạo.
C. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
D. thắng lợi của quân đồng minh với chủ nghĩa phát xít.
Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của 3 tổ chức cộng sản ra đời cuối năm 1929 ở Việt Nam là gì?
A. Mục đích giải phóng dân tộc.
B. Theo khuynh hướng cách mạng tư sản.
C. Theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
D. Mục đích giải phóng giai cấp.
Trọng tâm của công cuộc đổi mới của Đảng (1986) là gì?
A. Văn hóa.
B. Chính trị.
C. Kinh tế.
D. Xã hội.
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của nhân dân ta diễn ra nhanh chóng, mau lẹ và ít đổ máu là do
A. quân Đồng minh tiến công mạnh vào quân Nhật ở châu Á.
B. Đảng đã có sự chuyển hướng chiến lược kịp thời.
C. chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
D. Đảng ta chọn đúng thời cơ phát động khởi nghĩa.
Sự kiện lịch sử nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919 – 1930?
A. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.
B. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).
C. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).
D. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920).
Nhằm đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương mở chiến dịch
A. Điện Biên Phủ.
B. Tây Nguyên.
C. Thượng Lào.
D. Tây Bắc.
Nhận định nào không đúng về hậu phương trong kháng chiến chống Pháp?
A. là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và chiến đấu.
B. bao gồm cả sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. là lòng dân ở vùng địch chiếm đóng.
D. chỉ bao gồm vùng tự do của ta.
Nội dung nào là cơ hội để Đảng để ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?
A. Mỹ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
B. Quân đội Sài Gòn bị thất bại trong các cuộc hành quân “Binh định – lấn chiếm" vùng giải phóng
C. So sảnh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.
D. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam ngày càng lớn.
Hoạt động nào dưới đây không nằm trong chủ trương “vô sản hoá" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Vận động thành lập một chính đảng cộng sản để lãnh đạo công nhân đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
B. Tổ chức và lãnh đạo phong trào bãi công của công nhân.
C. Đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt, lao động với công nhân để tự rèn luyện.
D. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ cách mạng cho giai cấp công nhân.
“Xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là
A. “hiết xa vận".
B. “ấp chiến lược".
C. “bình định và tìm diệt”.
D. “trực thăng vận”.
Định hướng phát triển của Nhật Bản trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là
A. tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
B. tập trung vào nghiên cứu khắc phục tình trạng khan hiếm tài nguyên.
C. tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chính phục vũ trụ.
D. tập trung vào phát triển công nghiệp quân sự.
Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh hiện nay là
A. APECT.
B. CENTO.
C. EU.
D. ASEAN.
Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. những tác động của tình hình thế giới.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh.
C. hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
D. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt.
Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, vào tháng 9 - 1940 diễn ra sự kiện lịch sử nào có ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam?
A. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.
B. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
C. Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.
D. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
Tình hình tài chính nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám như thế nào?
A. Tài chính bước đầu được xây dựng.
B. Tài chính lệ thuộc vào Nhật - Pháp.
C. Tài chính phát triển.
D. Tài chính trống rỗng, rối loạn.
Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1930 là gì?
A. Soạn thảo Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.
B. Tìm ra con đường cứu nước đủng đãn cho dân tộc.
C. Thành lập hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
D. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.