BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ SỐ 17)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực Đông Nam Á là
A. Lúa nương
B. Cây ngô
C. Lúa nước
D. Lúa nước và ngô
Khí hậu các nước Đông Nam Á lục địa có đặc điểm nào sau đây?
A. Có mùa đông lạnh
B. Chỉ có 2 mùa đông và hạ
C. Nóng đều, biên độ nhiệt năm rất thấp
D. Mưa nhiều, lượng mưa phân hóa theo mùa
Đặc điểm nào dưới đây là điểm chung về tự nhiên của các nước Đông Nam Á?
A. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng
B. Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều lâm sản quý
C. Khí hậu nóng ẩm quanh năm
D. Thường bị lũ lụt, động đất, sóng thần
Ngày 8- 8- 1967 tại Băng Cốc có bao nhiêu bộ trưởng các nước đăng kí tuyên bố về việc thành lập ASEAN?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
ASEAN được hình thành dựa trên cơ sở
A. Do sức ép cạnh tranh với các khu vực khác (3)
B. Sự tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội của các nước (1)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế (2)
Quốc gia nào ở Đông Nam Á mà Thiên chúa giáo đã trở thành quốc đạo
A. Inđônêxia
B. Thái Lan
C. Malaixia
D. Philippin
Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không có diện tích giáp biển
A. Lào
B. Mi-an-ma
C. Thái Lan
D. Cam-pu-chia
Nước có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á là
A. Thái Lan
B. Phi-lip-pin
C. Việt Nam
D. In- đô –nê-xi-a
Ở Đông Nam Á, một phần lãnh thổ của quốc gia nào dưới đây vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía bắc Phi-lip-pin
B. Phía bắc của Lào
C. Phía bắc Mi-an-ma
D. Phía nam Việt Nam
Nền nông nghiệp Đông Nam Á có đặc điểm gì dưới đây?
A. Không có điều kiện phát triển ngành nuôi trồng thủy, hải sản
B. Cây lương thực chủ yếu là lúa mì
C. Là nền nông nghiệp nhiệt đới
D. Chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc và trồng cây ôn đới
Đông Nam Á có vị trí cầu nối giữa
A. Châu Âu và châu Á
B. Châu Âu với châu Phi
C. Châu Âu với lục địa Ô-xtrây-lia
D. Châu Âu- Á với lục địa Ô-xtrây-lia
Quốc gia nào thuộc Đông Nam Á lục địa có mùa đông lạnh?
A. Việt Nam và Lào
B. Việt Nam
C. Việt Nam, Lào và Mi-an-ma
D. Việt Nam và Mi-an-ma
Đồng bằng của Đông Nam Á biển đảo có đặc điểm là
A. khô cằn
B. màu mỡ do phù sa
C. màu mỡ do phù sa và có thêm các khoáng chất của dung nham
D. không màu mỡ
Đông Nam Á có loại rừng chủ yếu là
A. rừng xích đạo
B. rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm
C. rừng lá kim
D. rừng nhiệt đới ẩm
Nguyên nhân làm cho Đông Nam Á thuận lợi để phát triển nông nghiệp
A. Đất đai màu mỡ
B. Có nguồn lao động giỏi nghề nông
C. Đất đai phù sa màu mỡ và khí hậu nhiệt đới thuận lợi
D. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc
Sản lượng khai thác cá của nước nào là đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á?
A. Việt Nam
B. Phi-lip-pin
C. Ma-lai-xia
D. In-đô-nê-xia
Hiệp hội các nước Đông Nam Á có tên gọi tắt là:
A. ASEA
B. ASEAN
C. APEC
D. ASEM
Đâu không là mục tiêu chính của "Hiệp hội các nước Đông Nam Á"
A. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên
C. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa Hiệp hội với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác
D. Đi sâu, đi sát để cùng nhau giải quyết tất cả các vấn đề về kinh tế, xã hội của các nước thành viên mỗi khi có nước nào đó gặp rắc rối. Đặt ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội chung cho các nước thành viên
Thành tựu lớn nhất mà "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" đạt được là:
A. Các hoạt động văn hóa của khu vực phát triển mạnh
B. Các hoạt động thể thao của khu vực phát triển mạnh
C. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của Hiệp hội
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước thành viên đều tăng rất nhanh
Các vấn đề xã hội nào là thách thức đòi hỏi các nước ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) cần nỗ lực giải quyết ở cấp quốc gia và khu vực
A. Sự hòa hợp dân tộc trong mỗi quốc gia
B. Dịch bệnh
C. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí
D. Trình độ phát triển kinh tế giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch
Năm 2004, dân số Đông Nam Á đạt 593 triệu người, trong đó tập trung trên đảo Java (In-đô-nê-xia) đến hơn:
A. 1/4
B. 1/6
C. 1/7
D. 1/8
Cam-pu-chia gia nhập là thành viên của "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" vào năm nào?
A. 1999
B. 1997
C. 1984
D. 1967
Tài nguyên chung nổi lên hàng đầu ở các nước Đông Nam Á là:
A. Sông ngòi và tài nguyên biển
B. Khoáng sản và thủy điện
C. Dầu khí và nguồn lợi hải sản
D. Sông Mê Công và biển Đông
Điều nào sau đây không nói lên thuận lợi của Việt Nam khi gia nhập vào ASEAN và AFTA:
A. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư khu vực trên các lĩnh vực
B. Việc xuất, nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng và thuận lợi
C. Trao đổi khoa học- kĩ thuật và kinh nghiệm quản lí
D. Sự cạnh tranh về mặt hàng xuất khẩu gay gắt hơn
Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục nào?
A. Châu Á – Châu Phi
B. Châu Á – Châu Mỹ
C. Châu Á – Châu Âu
D. Châu Á – Châu Đại Dương
Mục đích lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Á là
A. phục vụ xuất khẩu để thu ngoại tệ
B. phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn trong nước
C. cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
D. giải quyết việc làm cho nhân dân các vùng cao nguyên, miền núi
Các đồng bằng ở Đông Nam Á lục địa màu mỡ, vì
A. được con người cải tạo hợp lí
B. được phù sa của các con sông bồi đắp
C. được phủ các sản phẩm phong hóa từ dung nham núi lửa
D. có lớp phủ thực vật phong phú
Phần lớn các nước Đông Nam Á đều có lợi thế để phát triển ngành kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế biển.
B. Thủy điện.
C. Chăn nuôi.
D. Lâm nghiệp.
Trong quá trình hiện đại hóa ngành công nghiệp, các nước Đông Nam Á chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu không vì lí do nào dưới đây?
A. Hiện đại hóa trang thiết bị, chuyển giao công nghệ
B. Quá trình CNH – HĐH được chia ra nhiều giai đoạn để phù hợp với thực tiễn
C. Xuất khẩu là con đường duy nhất của quá trình CNH – HĐH
D. Điểm xuất phát nền kinh tế còn thấp và thiếu vốn
Đây là một quốc gia ĐNA, có một bộ phận lãnh thổ nằm ngoài vùng chí tuyến
A. In-đô-nê-xi-a
B. Việt Nam
C. Mi- an- ma
D. Phi -lip –pin