BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ SỐ 18)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đặc điểm địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và tạo nên:
A. phân hóa về đất theo đai cao
B. phân hóa về thực vật
C. phân hóa về khí hậu
D. phân bậc rõ ràng
Địa hình chủ yếu của vùng Nam Trường Sơn là:
A. núi cao đồ sộ.
B. các bình nguyên và bán bình nguyên.
C. các khối núi và cao nguyên.
D. núi thấp và trung bình.
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp phù sa của:
A. sông Tiền và sông Hậu
B. sông Ông Đốc và sông Cửa Lớn
C. sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây
D. sông Đồng Nai và sông Sài Gòn
Biển Đông của nước ta nằm trong vùng khí hậu:
A. xích đạo
B. nhiệt đới ẩm gió mùa
C. ôn đới
D. cận Xích đạo
Gió mùa Đông Bắc hoạt động vào mùa?
A. xuân
B. hạ
C. đông
D. thu
Đất đai ở đồng bằng duyên hải miền Trung có đặc điểm:
A. biển đóng vai trò chủ đạo
B. đất mặn, đất phèn chiếm diện tích lớn
C. do phù sa sông bồi đắp
D. nghèo, nhiều cát, ít phù sa
Trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa, việc sử dụng có hiệu quả các loại đất nông nghiệp trước hết phải gắn chặt với:
A. quy mô diện tích
B. tập quán canh tác của dân cư trong vùng
C. cơ cấu cây trồng, vật nuôi
D. biện pháp thuỷ lợi và trồng rừng hợp lí
Thời tiết vào mùa khô ở miền Bắc không khắc nghiệt như miền Nam là do:
A. có mạng lưới sông ngòi dày đặc hơn.
B. có nguồn nước ngầm phong phú.
C. có thời tiết lạnh và mưa phùn vào cuối đông.
D. có sự điều tiết dòng chảy của các hồ thủy điện lớn.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua yếu tố nào?
A. Hải văn và sinh vật biển
B. Khí hậu và khoáng sản biển
C. Sự phân bố các đảo
D. Sự lưu chuyển của các dòng biển nóng – lạnh
Loại thiên tai nào dưới đây, không phải là ảnh hưởng của biển Đông đối với khu vực Trung Bộ?
A. Hiện tượng cát bay
B. Sạt lở bờ biển
C. Sương muối
D. Bão
Nguyên nhân gây trở ngại về mặt giao thông của vùng đồi núi là:
A. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực
B. cơ sở hạ tầng thấp
C. mật độ dân cư thấp
D. nhu cầu đi lại ở vùng núi ít
Vào mùa lũ, phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập trên diện rộng vì:
A. địa hình đồng bằng này thấp nhất cả nước
B. ảnh hướng của khí hậu cận xích đạo
C. đồng bằng này không có hệ thống đê điều
D. lượng mưa ở đồng bằng này cao nhất cả nước
Một số đồng bằng ven biển mở rộng được là do:
A. ở những vùng có cửa sông lớn, lượng phù sa bồi đắp từ sông
B. nơi có mực nước thủy triều thấp
C. nơi có mưa nhiều
D. khu vực bị sụt lún mạnh, tạo ra vùng đất bằng phẳng
Phần ở giữa vùng đồng bằng ven biển là:
A. đồng bằng bồi tụ
B. gò nhô lên, ngăn cát từ biển thổi vào
C. vùng thấp trũng
D. cồn cát, đầm phá
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông có vai trò rất quan trọng trong việc
A. phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
B. mở rộng lãnh thổ nước ta trên biển
C. đánh bắt hải sản xa bờ
D. phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của quốc gia
Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực:
A. sinh vật
B. khí hậu
C. cảnh quan ven biển
D. địa hình
Vì sao vào mùa đông, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên lại là mùa khô?
A. Có gió mùa Tây Nam hoạt động quanh năm, nóng và khô.
B. Vì khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ không có gió mùa Đông Bắc thổi vào.
C. Do gió tín phong ở Bắc Bán Cầu thổi vào, bị dãy Trường Sơn và các cao nguyên phía Nam chặn lại, gây mưa ở vùng ven biển Trung Bộ, còn các vùng Nam Bộ và Tây Nguyên thì khô.
D. Bức xạ Mặt Trời tới khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ luôn luôn lớn.
Biên độ nhiệt năm của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam là do:
A. góc chiếu của tia sáng mặt trời.
B. sự suy yếu của gió mùa đông bắc
C. độ cao và hướng của các dãy núi
D. nước ta chủ yếu là đồi núi
Kiểu thời tiết điển hình của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ vào nửa sau của mùa đông ở nước ta là:
A. lạnh, ẩm, trời nhiều mây
B. lạnh ẩm, mưa phùn
C. lạnh, khô, trời âm u nhiều mây
D. lạnh, ít mây, thời tiết khô ráo
Mùa bão của nước ta
A. chậm dần từ Bắc vào Nam
B. bắt đầu ở miền Trung rồi lan ra miền Bắc và miền Nam
C. đồng đều ở khắp các vùng miền
D. chậm dần từ Nam ra Bắc
Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, có hướng:
A. Bắc - Nam
B. Tây Bắc - Đông Nam
C. Tây - Đông
D. Đông Bắc - Tây Nam
Đông Nam Bộ là vùng thể hiện rõ nhất dạng địa hình nào dưới đây?
A. Bán bình nguyên
B. Núi cao
C. Đồi trung du
D. Đồng bằng
Ở nước ta, khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là:
A. thiên tai (lũ quét, xói mòn, sạt lở đất) thường xuyên xảy ra
B. địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc
C. khan hiếm nguồn nước
D. động đất dễ phát sinh tại các đứt gãy sâu
Trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, Biển Đông có vai trò quan trọng trong
A. phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của quốc gia
B. phát triển đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ hải sản
C. mở rộng lãnh thổ nước ta trên biển
D. cung cấp nhiều tài nguyên thiên nhiên
Vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp và phát triển kinh tế biển của nước ta:
A. sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm thiên tai
B. tăng cường khai thác thuỷ sản xa bờ, nâng cấp đội tàu đánh bắt
C. tăng cường việc nuôi trồng thuỷ sản, giảm việc đánh bắt xa bờ
D. sử dụng phương tiện hiện đại trong khai thác thuỷ sản
Ý nào dưới đây là khó khăn về mặt tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Tính không ổn định của thời tiết và khí hậu
B. Bão lũ, trượt đất, hạn hán
C. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô
D. Xói mòn đất, rửa trôi ở vùng đồi núi thấp
Càng vào phía Nam mùa mưa bão ở nước ta có xu hướng
A. tăng dần
B. chậm dần
C. biến động
D. mạnh hơn
Hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc là
A. sông Kì Cùng – Bằng Giang
B. sông Hồng
C. sông Thái Bình
D. sông Mê Công
Nhận định nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đồng bằng và miền núi nước ta?
A. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp
B. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi, cao nguyên, chảy qua đồng bằng
C. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở
D. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng
Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô ở Tây Nguyên và Nam Bộ là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều
B. Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ
C. Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn
D. Sông chảy trên đồng bằng thấp, phẳng lại đổ ra biển bằng nhiều chi lưu.