Bộ đề thi thử Hóa học cực hay có lời giải chi tiết(Đề số 1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Ag bằng dung dịch HNO3, thu được V lít NO2 (đktc) (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là
A. 1,12
B. 2,24
C. 3,36
D. 0,10
Kim loại Cu không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. H2SO4 đặc
B. HCl
C. FeCl3
D. AgNO3
aminoaxit X mạch hở(trong phân tử chỉ chứa nhóm chức - NH2 và nhóm -COOH. 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với 0,1 lít dung dịch HCl 1M. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào 250 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% , sau hấp thụ thu được 27,58 gam kết tủa và 245,82 gam dung dịch Q. Giá trị của a là
A. 11,44
B. 9,63
C. 12,35
D. 10,68
Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. Na2S
B. SO3
C. SO2
D. H2S
Dung dịch X và dung dịch Y là các dung dịch HCl với nồng độ mol tương ứng là C1 và C2 (Mol/lít), trong đó C1 > C2. Trộn 150 ml dung dịch X với 500 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Để trung hòa 1/10 dung dịch Z cần 10 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1 M và Ba(OH)2 0,25 M. Mặt khác lấy V1 lít dung dịch X chứa 0,05 mol HCl trộn với V2 lít dung dịch Y chứa 0,15 mol HCl thu được 1,1 lít dung dịch.
Giá trị của C1 và C2 tương ứng là:
A. 0,5 và 0,15
B. 0,6 và 0,25
C. 0,45 và 0,10
D. 1/11 và 3/11
Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn
B. Muối ăn
C. Nước
D. Xút
Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, K trong công nghiệp là
A. điện phân dung dịch
B. nhiệt luyện
C. thủy luyện
D. điện phân nóng chảy
Hấp thụ hết 8,96 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 400 ml dung dịch X. Lấy 200 ml dung dịch X cho từ từ vào 600 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 5,376 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 0,3
B. 0,2
C. 0,1
D. 0,12
Hòa tan hết 2,3 gam Na vào 300 ml dung dịch HCl 0,2 M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10,21
B. 8,61
C. 13,61
D. 13,25
Phát biểu nào sau đây sai?
A. NaCl được dùng để điều chế NaOH, Cl2 trong công nghiệp
B. Nước Javen có thành phần là NaCl, NaClO
C. Trong tự nhiên, các halogen chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất
D. Phương pháp sunfat có thể dùng để điều chế HCl, HNO3
Có các thí nghiệm sau:
1; Cho phenol vào dung dịch Br2
2; Cho anilin vào dung dịch Br2
3; Cho phenol vào dung dịch HCl
4; Cho axit axetic vào dung dịch KNO3
5; Cho axit axetic vào dung dịch kali phenolat
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chất nào sau khi phản ứng với dung dịch KOH tạo ra muối và anđehit?
A. etyl fomat
B. metyl axetat
C. phenyl butirat
D. vinyl benzoat
Dung dịch chất nào sau không làm hồng phenolphtalein?
A. lysin
B. metylamin
C. glyxin
D. natri axetat
Hòa tan hoàn toàn 25,68 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X chứa 150,72 gam muối và hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, và NO2. Trong A, phần trăm số mol N2 bằng phần trăm số mol NO2. Biết tỉ khối của A so với H2 bằng 18,5. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 2,430 mol
B. 2,160 mol
C. 2,280 mol
D. 2,550 mol
Trong các chất: ancol propylic, metylfomat, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là
A. axit oxalic
B. metylfomat
C. axit butiric
D. etilen glycol
Hiđrocacbon nào sau phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo được kết tủa?
A. metan
B. propen
C. etin
D. but-2-in
Chất nào sau vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag?
A. axit axetic
B. etanal
C. vinyl axetat
D. etyl fomat
Cho sơ đồ phản ứng sau
Nhận xét nào sau về các chất X,Y,Z trong sơ đồ trên là đúng?
A. Chất X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa
B. Chất Y điều kiện thường ở trạng thái lỏng, tan tốt trong H2O và phản ứng với Na tạo H2
C. Chất Z có phản ứng tráng bạc
D. Trong thành phần của Y chỉ có hai nguyên tố.
Chất nào sau nặng hơn H2O?
A. ancol etylic
B. triolein
C. benzen
D. glixerol
Khả năng thế vào vòng benzen giảm theo thứ tự là
A. phenol > benzen > nitrobenzen
B. phenol > nitrobenzen > benzen
C. nitrobenzen > phenol > benzen
D. benzen > phenol > nitrobenzen
Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 81,54
B. 66,44
C. 111,74
D. 90,6
Có các nhận xét sau
1; dung dịch của glyxin và anilin trong H2O đều không làm đổi màu quì tím
2; các amino axit điều kiện thường đều ở trạng thái rắn
3; đường sacarozơ tan tốt trong nước và có phản ứng tráng bạc
4; đường glucozơ(rắn) bị hóa đen khi tiếp xúc với dung dịch H2SO4 đặc(98%)
5; Phân tử xenlulozơ chỉ chứa các mắt xích α–glucozơ
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Amin X đơn chức. cho 0,1 mol X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl, thu được 8,15 gam muối. %mC trong X có giá trị là
A. 44,44%
B. 37,12%
C. 53,33%
D. 66,67%
Este X đơn chức, trong X có %mO = 26,229 %. Cho 0,1 mol X phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 18,4 gam muối. Nhận xét nào sau về X là đúng?
A. X làm mất màu dung dịch Br2
B. X tan tốt trong H2O
C. X được điều chế trực tiếp từ một axit và một ancol
D. Trong X không có nhóm (-CH2-)
Chất hữu cơ X (C,H,O), mạch hở, có phân tử khối bằng 86 . Chất X vừa phản ứng với KOH tạo ancol, vừa có phản ứng tráng bạc. Nhận xét nào sau về X là đúng?
A. Chất X là hợp chất tạp chức
B. Chất X không tan được vào benzen
C. Trong X có nH = nC + nO
D. Chất X phản ứng với KHCO3 tạo CO2
Cho 6 gam một axit hữu cơ đơn chức(X) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch KHCO3, thu được 2,24 lít khí ở đktc. Nhận xét nào sau về X là đúng?
A. Chất X không tan trong H2O
B. trong công nghiệp X được điều chế trực tiếp từ butan
C. Chất X làm mất màu dung dịch Br2
D. Trong X có nH = nO = nC
Hỗn hợp X gồm metanal và axit fomic. Cho 9,58 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 79,92 gam Ag. %m của metanal trong X có giá trị là
A. 37,57%
B. 42,51%
C. 51,16%
D. 62,22%
Axit cacboxylic X mạch hở, không làm mất màu dung dịch Br2. Khi đốt cháy X tạo CO2 và H2O thỏa mãn nH2O = nCO2 – nX. Axít X thuộc loại
A. no,mạch hở, đơn chức
B. không no, một liên kết đôi, đơn chức
C. no, mạch hở, hai chức
D. no, mạch hở, ba chức
Chất hữu cơ X vừa phản ứng với Cu(OH)2, vừa phản ứng với Na tạo H2. X được điều chế trực tiếp từ một anken Y có cùng số nguyên tử C với X. Đốt cháy 0,1 mol X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 150 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1%, sau hấp thụ được x gam kết tủa và y gam dung dịch P. giá trị tương ứng của x và y là
A. 19,7 và 152,4
B. 19,7 và 144,5
C. 29,55 và 152,4
D. 27,58 và 144,5
Hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol FeCO3 và c mol FeS2. Cho X vào bình dung tích không đổi chứa không khí (dư), nung bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất trong bình bằng áp suất trước khi nung. Quan hệ của a, b, c là
A. a = b+c
B. 4a+4c=3b
C. b=c+a.
D. a+c=2b
Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X, khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam so vơi trước điện phân. Cho thanh sắt vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thành sắt giảm 2,6 gam và thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,2
B. 0,3
C. 0,5
D. 0,4
Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ba2+
B. Fe3+
C. Cu2+
D. Pb2+.
Quặng manhetit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Fe
B. Ag
C. Al
D. Cu
Nhận xét nào sau về phenol không đúng?
A. ở điều kiện thường phenol rất ít tan trong H2O
B. Phenol vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch Br2
C. Trong công nghiệp phenol được tạo ra khi oxihóa cumen
D. phenol phản ứng với CH3COOH tạo ra este
Chất hữu cơ X (C,H,O), chất Y là một ancol , mạch hở, cả X và Y đều có nC < 4. Hỗn hợp Q gồm X, Y, trong đó phần trăm khối lượng của Y là x %. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol Q(X,Y), sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào 300 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1%, sau hấp thụ thu được 27,58 gam kết tủa và 300,94 gam dung dịch P. Mặt khác 0,24 mol Q phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch KHCO3, thu được y lít CO2(đktc). Giá trị tương ứng của x và y là
A. 51,62 và 2,912
B. 55,56 và 3,122
C. 62,7 và 4,12
D. 74,2 và 2,912
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Ca(OH)2 + Cl2 -> CaOCl2 + H2O
B. 2KClO3 2KCl + 3O2.
C. C2H4 + Cl2 C2H4Cl2
D. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 2H2O
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p63s23p4. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 14
B. 32
C. 16.
D. 18.
Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. FeO.
B. Al2O3
C. Na2O
D. CrO3
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3
(b) Cho CaCO3 vào H2O.
(c) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Al
B. K
C. Ca
D. Cu
Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí S dư, thu được 8,8 gam FeS. Giá trị của m là
A. 5,6
B. 2,80
C. 8,4
D. 3,2
Hòa tan hoàn toàn 19,5 gam Zn và 4,8 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 11,2
B. 22,4.
C. 6,72
D. 4,48
Cho khí CO dư đi qua ống chứa 0,2 mol MgO và 0,2 mol CuO nung nóng, đến phản ứng hoàn toàn, thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 17,6
B. 23,2
C. 19,8
D. 20,8
Este X mạch hở. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 1M, thu được ancol Y và 26,16 gam hỗn hợp Q gồm 2 muối (số nguyên tử C trong mỗi muối đều nhỏ hơn 4). Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên, tạo ra 0,36 mol CO2 và 0,48 mol H2O. Giá trị của m là
A. 22,8
B. 27,5
C. 31,2
D. 19,8
Cho 1,2 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Ba
B. Mg
C. Ca.
D. Sr
Cho các dung dịch: Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4, Na2S. Số thuốc thử tối thiểu cần để phân biệt các chất trên là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Trong các polime: sợi visco, sợi lapsan, chất dẻo PVC, cao su buna và chất dẻo teflon, số polime được tạo ra bằng phản ứng trùng hợp là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Ba chất hữu cơ X,Y,Z thành phần đều gồm C,H,O, đều có phân tử khối bằng 74, trong đó X,Y là đồng phân của nhau. Hỗn hợp Q( X,Y, Z). Cho 0,35 mol hỗn hợp Q phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch KHCO3, thu được 5,152 lít CO2(đktc). Mặt khác 0,35 mol Q phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 54 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Z trong Q có giá trị là
A. 47,11%
B. 37,14%
C. 39,22%
D. 49,33 %
Sản phẩm chính tạo ra khi cho propin phản ứng với H2O(Hg2+,H+,to) có tên gọi là
A. ancol isopropylic
B. đietylxeton
C. propan-1-ol
D. axeton
X,Y là hai nguyên tố kim loại kiềm. Cho 17,55 gam X vào H2O thu được dd Q. Cho 14,95 gam Y vào H2O được dd P. Cho dd Q hoặc P vào dd chứa 0,2 mol AlCl3 đều thu được y gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại Y và giá trị của y là
A. K và 15,6
B. Na và 15,6
C. Na và 11,7
D. Li và 11,7