Bộ đề thi thử Hóa học cực hay có lời giải chi tiết(Đề số 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3 lít dung dịch có pH = 13. Hai kim loại kiềm đó là

A.  K, Rb

B.  Na, K

C. Rb, Cs

D.  Li, Na

Câu 2:

Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn : NH4Cl , AlCl3, FeCl3, Na2SO4, (NH4)2SO4, NaCl. Thuốc thử cần thiết để nhận biết tất cả các dung dịch trên là dung dịch

A. BaCl2

B.  NaHSO4

C. Ba(OH)2

D.  NaOH

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc

B. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit

C. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng

D. Cr­2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit và kiềm

Câu 4:

Đốt hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat và metyl acrylat thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Nếu đun 0,2 mol hỗn hợp X trên với 400 ml dd KOH 0,75M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam chất rắn khan thu được là

A. 20,56 

B. 26,64   

C.  26,16

D. 26,40

Câu 5:

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở.  Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 21,7 gam X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là

A. 10,80

B. 15,30

C.  12,24

D.  9,18

Câu 6:

Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có tính chất hoá học chung là.

A. Phản ứng thuỷ phân

B. Phản ứng với nước brom 

C. Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường   

D. Có vị ngọt, dễ tan trong nước

Câu 7:

Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là

A. HOOC–CH2–CH=CH–OOCH

B. HOOC–CH2–COO–CH=CH2

C. HOOC–CH=CH–OOC–CH3

D. HOOC–COO–CH2–CH=CH2

Câu 8:

200 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít O2(đktc) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng 40,3 gam. Giá trị của V là:

A. 19,04 lít

B.  17,36 lít

C. 15,12 lít

D.  19,60 lít

Câu 9:

Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 7,84

B. 4,78

C. 5,80

D. 6,82

Câu 10:

Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A.

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 11:

Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng: X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối.  Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T theo thứ tự là

A. Al; Na; Cu; Fe

B. Na; Fe; Al; Cu 

C. Na; Al; Fe; Cu   

D. Al; Na; Fe; Cu

Câu 12:

Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4  loãng, nguội 

B.  Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2

C.  Sục khí Cl2  vào dung dịch FeCl2

D.  Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2

Câu 13:

Dung dịch A cho pH > 7; dung dịch B cho pH < 7; dung dịch D cho pH = 7. Trộn A với B thấy xuất hiện bọt khí; trộn B với D thấy xuất hiện kết tủa trắng . A, B, D theo thứ tự là

A. Ba(OH)2; H2SO4; Na2SO4 

B. NaOH; NH4Cl; Ba(HCO3)2

C. Na2CO3; NaHSO4; Ba(OH)2  

D. Na2CO3; KHSO4; Ba(NO3)2

Câu 14:

Một hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na sinh ra 672ml khí (đktc) và hỗn hợp rắn Y . Nếu đốt cháy hết X thu được 4,032 lit CO2(đktc). Nếu đốt cháy hết Y được Na2CO3 và số mol CO2 tạo ra là:

A. 0,16

B. 0,15

C. 0,12

D. 0,18

Câu 15:

Với thuốc thử duy nhất là quỳ tím sẽ nhận biết được dung dịch các chất nào sau đây ?

A. CH3-COOH; C6H5-OH; HN2-CH2-COOH  

B. C6H5-NH2; HN2-CH2-COOH; CH3-COOH

C. C6H5-NH2; C6H5-OH; HN2-CH2-COOH 

D.  CH3-COOH; C6H5-OH; CH3-CH2-NH2

Câu 16:

Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm giống nhau là

A. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện

B.  Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl-

C. Ở cực dương đều tạo ra khí

D. Catot đều là cực dương

Câu 17:

Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần 2,24 lít oxi  thu được 1,12 lít CO2 (đktc) . Công thức phân tử của 2 amin là

A. C2H5NH2, C3H7NH2

B. CH3NH2, C2H5NH2

C. C4H9NH2, C5H11NH2

D. C3H7NH2, C4H9NH2

Câu 18:

Ngâm một thanh sắt có khối lượng 20 gam vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,5M, sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 10%. Hỏi khối lượng dung dịch đã thay đổi như thế nào?

A. Giảm 1,6 gam

B. Tăng 2 gam

C. Giảm 2 gam

D. Tăng 1,6 gam

Câu 19:

Oligopeptit X tạo nên từ α-aminoaxit Y, Y có công thức phân tử là C3H7NO2. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì thu được 19,8 gam nước. Vậy số liên kết peptit trong X là

A.

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 20:

Cho m gam hỗn hợp Al, Fe vào 300ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần cho vào dung dịch X để thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất ?

A. 300 ml

B. 400 ml

C. 600 ml

D. 500 ml

Câu 21:

Hợp chất hữu cơ thơm X có công thức C7H8O2. Khi tác dụng với Na thu được số mol khí hiđro bằng số mol X. Mặt khác X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Cấu tạo của X là

A. HO-C6H4O-CH3

B. HO-C6H4-CH2OH

C. CH3-C6H4(OH)2

D. C6H5CH(OH)2

Câu 22:

Cho sơ đồ phản ứng : C2H2 +H2,xt:Pb/PbCO3 XO2,xt:PbCl2/CuCl2 Y+O2/Mn2+ Z

A. etilen và etanol    

B. Etan và axit axetic

C. etan và  etanal  

D. Etilen và axit axetic

Câu 23:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị 1 và oxit kim loại hóa trị 2 vào nước dư. Sau khi phản ứng xong được 500 ml dd X chỉ chứa một chất tan duy nhất và 4,48 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol/l của dung dịch X là

A. 0,3M

B. 0,25 M  

C.  0,2M        

D. 0,4 M

Câu 24:

Cho sơ đồ sau:  (a) X + H2 to,xtancol X1       

(b) X + O2 to,xt axit hữu cơ X2.

(c) X1 + X2 to,xt C6H10O2 + H2O. Công thức cấu tạo của X là

A. CH2=C(CH3)-CHO

B. CH2=CH-CHO

C. CH3-CHO

D. CH3CH2CHO.

Câu 25:

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4  và FeSO4

B.  MgSO4  và Fe2(SO4)3.

C. MgSO4, Fe2(SO4)3  và FeSO4

D.  MgSO4

Câu 26:

Dãy gồm các chất đều tác dụng được với Fe(NO3)2

A. AgNO3, NaOH, Cu, FeCl3

B. AgNO3, Br2, NH3, HCl

C. KI, Br2, NH3, Zn

D. NaOH, Mg, KCl, H2SO4.

Câu 27:

Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 320 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là.

A. 1,89 gam   

B. 2,7 gam      

C. 1,62 gam  

D. 2,16 gam

Câu 28:

Aminoaxit nào sau đây làm xanh quì tím 

A. Axit Glutamic

B. Alanin

C. Lysin

D.  Valin

Câu 29:

Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:

- X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc,  nguội.

- Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH.

- Z tác dụng được với HCl và NaOH, không tác dụng với HNO3 đặc nguội. Vậy X, Y, Z lần lượt là

A. Zn, Mg, Al

B. Fe, Mg, Al  

C. Fe, Al, Mg

D. Fe, Mg, Zn

Câu 30:

Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl

A.  Al

B.  Fe

C. Cr

D. Cả Cr và Al

Câu 31:

Cho 7,36 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 5,04 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho NaOH dư vào Z, được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 7,2 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

A. 83,70%.

B. 38,04%

C. 60,87%

D.  49,46%.

Câu 32:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, Zn trong bình đựng a mol HNO3 thu được hỗn hợp khí Y ( gồm b mol NO và c mol N2O) và dung dịch Z ( không chứa muối amoni). Thêm V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Z thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b và c là

A. V = a + 3b + 8c

B. V = a + 4b + 10c 

C. V = a – b – 2c  

D. V = a – b – c

Câu 33:

Điện phân dung dịch chứa HCl, NaCl, FeCl3 (điện cực trơ, có màng ngăn). Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự biến thiên pH của dung dịch theo thời gian (bỏ qua sự thuỷ phân của muối)?

 

Câu 34:

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 1 M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa hết với 800 ml dung dịch NaOH 1 M. Số mol lysin trong 0,15 mol hỗn hợp X là

A. 0,1 

B. 0,125

C. 0,2

D. 0,05

Câu 35:

Thủy phân hoàn toàn 0,15 mol một este X ( không chứa nhóm chức khác) cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 18%, thu được một ancol và 36,9 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Công thức phân tử của hai axit là

A. CH3COOH và C2H5COOH

B. HCOOH và C3H7COOH

C. C2H5COOH và C3H7COOH

D. HCOOH và C2H5COOH

Câu 36:

Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 muối vô cơ là Na2CO3 và M2CO3 vào dung dịch HCl dư, thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y ở  nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 17,55 gam muối khan. Giá trị m là

A. 25,5

B. 23,05

C.  22,8 

D. 18,8

Câu 37:

X có CTPT C2H7O3N. khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ thì đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn, Tính m?

A. 18,85 gam

B. 17,25 gam    

C.  16,6 gam

D. 16,9 gam

Câu 38:

Đốt cháy 1 mol ancol X thu được không quá 4 mol CO2, Tách nước X bằng H2SO4 đặc ở 170 oC chỉ thu được 1 anken duy nhất (không kể đồng phân hình học). Số chất thỏa mãn X là?

A.

B. 8

C. 5

D. 4

Câu 39:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân AgNO3.                                    

(b) Nung FeS2 trong không khí.

(c) Điện phân dung dịch KCl.                          

(d) Điện phân dung dịch CuSO4.

(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.                   

(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).

(h) Nung Ag2S trong không khí.                     

(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là

A.

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 40:

Hỗn hợp T gồm hai axit cacboxylic no mạch hở.

- Thí nghiệm 1: Đốt cháy hoàn toàn a (mol) hỗn hợp T thu được a (mol) H2O.

- Thí nghiệm 2: a (mol) hỗn hợp T tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 1,6a (mol) CO2.

Phần trăm khối lượng của axit có phân tử khối nhỏ hơn trong T là

A. 25,41%

B. 31,76%

C. 46,67%

D. 40,00%.

Câu 41:

Cracking butan thu được hổn hợp T gồm 7 chất: CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2, C4H6. Đốt cháy T được 0,4 mol CO2. Mặt khác T làm mất màu vừa đủ với dung dịch chứa 0,12 mol Br2. Phần trăm khối lượng C4H6 trong hổn hợp T là

A. 18,62%

B. 37,24% 

C. 55,86%

D. 27,93%

Câu 42:

Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là

A.  64,8

B. 75,6.

C. 48,6

D.  56,7

Câu 43:

Đốt cháy 6,72 gam kim loại M với oxi thu được 9,28 gam oxit. Nếu cho 5,04 gam M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Thể tích NO (đktc) thu được là

A. 2,016 lít

B. 1,792 lít

C. 2,24 lít

D. 1,344 lít

Câu 44:

Cho các khí sau: O2, O3, N2, H2, C2H2, Cl2, HCl, SO2, H2S. Hình vẽ bên cạnh là dụng cụ điều chế một số khí trong phòng thí nghiệm. Trong các khí trên, dụng cụ này được dùng điều chế bao nhiêu khí?

A. 6

B. 5

C. 7

D. 4

Câu 45:

Tiến hành các thí nghiệm sau :                                                                                                                    

(1) Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A

(2) Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ B

(3) Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D.

(4) Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 800C thu được hợp chất hữu cơ E.

Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên. Biết mỗi mũi tên là một phản ứng

A. A → D → E → B 

B. D →  E → B → A

C. A D B E

D. E →  B → A→ D

Câu 46:

Sục 13,44 lít CO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M . Sau phản ứng thu được m1 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 200ml dung dịch BaCl2 1,2M; KOH 1,5M thu được m2 gam kết tủa. Giá trị của m2

A. 47,28 gam    

B. 66,98 gam  

C. 39,4 gam   

D. 59,1 gam

Câu 47:

Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít NO (đktc). Thêm dung dịch chứa 0,1 mol HCl vào dung dịch X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 115 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của m là

A. 3,36

B. 4,2

C. 3,92

D.  3,08

Câu 48:

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no có một liên kết C=C). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. % khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E là

A. 21,09

B. 15,82. 

C. 26,36

D.  31,64

Câu 49:

Hoà tan hỗn hợp X gồm Al, Fe trong 352 ml dung dịch HNO3 2,5M (vừa hết ), thu được dung dịch Y chứa 53,4 gam hỗn hợp muối và 2,24 lít hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 17,1. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch NH3 dư, lọc thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A.  5,95

B. 20,0

C. 20,45

D. 17,35

Câu 50:

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B mạch hở chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được ( m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là

A. 46,94%.

B. 60,92%

C. 58,92%

D.  35,37%.