Bộ đề thi thử monn Hóa THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch không gian?

A. cao su lưu hóa

B. glicogen

C. amilopectin

D. amilozơ

Câu 2:
Dung dịch chất nào sau đây có môi trường axit?

A. C12H22O11

B. Na2CO3

C. CH3COONa

D. NH4Cl

Câu 3:

Đâu không phải là một loại protein?

A. fibroin

B. hemoglobin

C. anbumin

D. nicotin

Câu 4:

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các kim loại kiềm là bao nhiêu?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 5:

Sắt bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây?

A. Al 

B. Zn

C. Mg

D. Cu

Câu 6:

Trong phân tử saccarit luôn có thành phần nào sau đây?

A. nhóm chức ancol

B. nhóm chức axit

C. nhóm chức anđehit 

D. nhóm chức este

Câu 7:

Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm thổ?

A. Ca

B. Cs

C. Be

D. Ba

Câu 8:

Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quì tím?

A. (CH3)2NH

B. C6H5NH2

C. NH3

D. CH3NH2

Câu 9:

Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng sẽ thu được chất gì?

A. glixerol và các axit béo 

B. xà phòng và glixerol

C. các axit béo và nước

D. triglixerit và nước

Câu 10:

Mantozơ là đồng phân của cacbohiđrat nào sau đây?

A. xenlulozơ

B. saccarozơ 

C. glucozơ

D. fructozơ

Câu 11:

Tính chất vật lí nào sau đây của kim loại không gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do có trong mạng tinh thể kim loại?

A. tính dẻo

B. tính cứng

C. tính ánh kim

D. tính dẫn điện

Câu 12:

Đốt cháy hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở cho kết quả nào sau đây?

A. nCO2= 2nH2O 

B. nCO2< nH2O

 

 

C. nCO2= nH2O

D. nCO2> nH2O

Câu 13:

Cho các chất sau: CH3CH2CH2OH (1); CH3-(CH2)3-CH2OH (2); CH3COOC2H5 (3)

Cho các giá trị nhiệt độ sôi của các chất trên: T1 = 77oC; T2 = 163,5oC; T3 = 132oC

Chọn đáp án thể hiện đúng nhiệt độ sôi của các chất?

A. (1)-T1; (2)-T2; (3)-T3

B. (1)-T2; (2)-T3; (3)-T1

C. (1)-T3; (2)-T2; (3)-T1 

D. (1)-T3; (2)-T1; (3)-T2

Câu 14:

Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Zn + dung dịch HNO3

B. Fe + dung dịch CuSO4

C. Ag + Fe(NO3)3

D. Cu + Fe2(SO4)3

Câu 15:

Este X có phản ứng hóa học sau:

                                           X + NaOH → Y + C2H5OH

                                            Y + NaOH CaO,toCH4 + Na2CO3

X là chất nào sau đây?

A. HCOOC3H7

B. HCOOC2H5

C. CH3COOCH3

D. CH3COOC2H5

Câu 16:

Cho quá trình chuyển hóa sau:

Khí CO2 (1) tinh bột (2) glucozơ (3) C2H5OH

           

A. lên men, thủy phân, quang hợp

B. trùng hợp, quang hợp, lên men

C. quang hợp, thủy phân, lên men

D. lên men, quang hợp, thủy phân

Câu 17:

Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan và chất rắn Y. Chất tan trong dung dịch X là gì?

A. Fe(NO3)2

B. Cu(NO3)2

C. HNO3 

D. Fe(NO3)3

Câu 18:

Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Thạch cao nung là CaSO4 được dùng để bó bột, đắp tượng, …

B. Natri cacbonat (Na2CO3) được dùng chế thuốc đau dạ dày, làm bột nở, …

C. Nhôm tác dụng được với nước tạo thành Al(OH)3 và H2.

D. Nước cứng tạm thời được làm mềm bằng cách đun sôi.

Câu 19:

Cho phản ứng sau:

(X) + NaOH → H2N-CH2COONa + CH3OH

Công thức cấu tạo của (X) là gì?

A. H2N-CH2COOCH3

B. CH3-CH(NH2)-COOH

C. H2N-CH2-CH2COOH

D. HCOOCH2-CH2-NH2

Câu 20:

Để phân biệt alanin, axit glutamic và lysin chỉ cần dùng chất nào sau đây?

A. NaOH

B. Cu(OH)2

C. quì tím

D. HCl

Câu 21:

Cho các loại tơ sau: nilon-6,6; capron; axetat; bông; nitron. Số tơ thuộc loại poliamit là bao nhiêu?

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 22:

Cho các nhận định sau:

     (1) Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc;

     (2) Có thể phân biệt đipeptit và tripeptit bằng phản ứng màu biure;

     (3) Trong phân tử amilozơ, các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bởi các liên kết α-1,6-glicozit;

     (4) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi;

     (5) PS, PP, PVC đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp;

Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định trên?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 23:

Đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit béo stearic và oleic thì số chất béo có thành phần chứa cả hai loại gốc axit béo trên là bao nhiêu?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 6

Câu 24:

Nhóm chất nào sau đây mà tất cả đều tan trong nước tạo dung dịch kiềm?

A. Al2O3, K2O, BaO

B. CaO, Al2O3, MgO

C. BaO, K2O, Na2O

D. BeO, MgO, CaO

Câu 25:

Đun sôi hỗn hợp gồm 12 gam axit axetic và 11,5 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), sau phản ứng thu được bao nhiêu gam este? Biết hiệu suất của phản ứng là 75%.

A. 19,9 gam

B. 13,2 gam 

C. 16,5 gam

D. 19,8 gam

Câu 26:

Trung hòa 1 mol α-amino axit X cần 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,286% về khối lượng. Công thức cấu tạo của X là gì?

A. H2N-CH2-COOH

B. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH

C. CH3-CH(NH2)-COOH

D. H2N-CH2-CH2-COOH

Câu 27:

Một hỗn hợp X gồm Na và Ba có khối lượng 32 gam. X tan hết trong nước tạo thành 6,72 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Ba có trong hỗn hợp X là gì?

A. 14,375%

B. 42,813%

C. 57,187%

D. 85,625%

Câu 28:

Cho 6 gam hợp kim Fe-Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 5,6 lít khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng Cu trong mẫu hợp kim là bao nhiêu?

A. 30%
B. 53,34% 
C. 46,66%
D. 70%
Câu 29:

Hai este X, Y có cùng công thức C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là gì?

A. 0,68 gam

B. 0,82 gam 

C. 2,72 gam 

D. 3,40 gam

Câu 30:

Thể tích H2 (đktc) cần để hiđro hóa hoàn toàn 1 tấn glixerol trioleat (xúc tác Ni, to) là bao nhiêu lít?

A. 25339 lít 

B. 75505 lít

C. 76018 lít

D. 25168 lít

Câu 31:

Thủy phân hoàn toàn một este đơn chức no E bằng dung dịch NaOH thu được muối khan có khối lượng phân tử bằng 24/29 khối lượng phân tử của E. Tỉ khối của E so với không khí là 4. Công thức cấu tạo của E là gì?

A. C2H5COOCH3

B. C3H7COOC2H5

C. C3H7COOCH3

D. C2H5COOC3H7

Câu 32:

Khử hoàn toàn 16 gam bột sắt oxit bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Công thức hóa học của sắt oxit và thể tích CO (đktc) cần dùng là gì?

A. Fe2O3; 6,72 lít

B. FeO; 6,72 lít

C. Fe3O4; 1,545 lít 

D. Fe2O3; 1,545 lít

Câu 33:

Cho phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh: 6CO2 + 6H2O + 673 kcal → C6H12O6 + 6O2

Giả thiết trong mỗi phút mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ sử dụng được 10% vào việc tổng hợp glucozơ. Từ đó hãy tính thời gian để một lá xanh có diện tích 0,5 dm2 tổng hợp được 0,18 gam glucozơ?

A. 269,2 phút 

B. 5 giờ 33 phút

C. 15 phút

D. 198 giây

Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 36,3 gam. X thuộc loại peptit nào?

A. tetrapetit
B. pentapetit 
C. đipeptit
D. tripetit
Câu 35:

Cho 23,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được khí CO2 và dung dịch X. Dẫn toàn bộ CO2 vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 20 gam kết tủa trắng. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 27 gam

B. 26 gam 

C. 30 gam

D. 23 gam

Câu 36:

Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được một chất rắn nặng 5,16 gam. Tính giá trị của m?

A. 0,81 gam

B. 0,48 gam 

C. 0,96 gam

D. 0,24 gam

Câu 37:

Chất hữu cơ X (chứa C, H, O và tác dụng được với dung dịch NaHCO3). Cho 36 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch chỉ chứa 28,8 gam chất hữu cơ Y và 19,6 gam chất hữu cơ Z. Đốt cháy lượng Y trên thu được 29,12 lít CO2; 9,0 gam H2O và 10,6 gam Na2CO3. Đốt cháy lượng Z đó thì thu được 6,72 lít CO2; 5,4 gam H2O và 10,6 gam Na2CO3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc và công thức phân tử X, Y, Z đều trùng công thức đơn giản nhất. Công thức cấu tạo X là gì?

A. CH3COOC6H4COOH

B. HCOOCH2C6H4COOH

C. C6H5COOCH2COOH 

D. HCOOC6H4CH2COOH
Câu 38:

Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là gì?

A. 1,0

B. 1,20

C. 1,25

D. 1,5

Câu 39:

Hỗn hp bột X gồm Al và Fe2O3:

- Nếu cho m gam X tác dụng vi dung dch HCl thu đưc 5,376 lít H2 (đktc).

- Nếu nung nóng m gam X đ thực hin hoàn toàn phn ng nhit nhôm, thu đưc cht rn Y. Hoà tan hết Y vi dung dch NaOH dư thu đưc 0,672 lít H2 (đktc).

- Đ hoà tan hết m gam X cần bao nhiêu ml dung dch hỗn hp HCl 1M và H2SO4 0,5M?

A. 360 ml
B. 600 ml
C. 450 ml
D. 300 ml
Câu 40:

Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho hỗn hợp E chứa X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 5:4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 0,28 mol metyl amin và 27,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 68

B. 30

C. 40

D. 61