CẢ NƯỚC ĐI LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước diễn ra vào thời gian nào?

A. Ngày 25/4/1976.  

B. Ngày 25/5/1976.

C. Ngày 25/4/1977 

D. Ngày 21/11/1975.

Câu 2:

Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Đánh dấu việc hoàn thành các tổ chức chính trị. 

B. Đáp ứng được điều kiên để Việt Nam gia nhập ASEAN.

C. Tạo điều kiên hoàn thành của cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Tạo ra khả năng to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Câu 3:

Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?

A. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976). 

B. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976).

C. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).

D. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945).

Câu 4:

Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là đổi mới về

A. Chính trị. 

B. Kinh tế.  

C. Văn hoá. 

D. Xã hội.

Câu 5:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là

A. Thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn. 

B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị.

C. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

D. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước

Câu 6:

Chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. 

B. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo cơ chế thị trường

C. Thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường

D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

Câu 7:

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng

A. Phân phối theo lao động   

B. Kinh tế thị trường   

C. Xã hội chủ nghĩa

D. kinh tế tập trung

Câu 8:

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quan lí kinh tế.

A. Thị trường tư bản chủ nghĩa   

B. Hàng hóa có sự quản lí của nhà nước.

C. Thị trường có sự quản lí của nhà nước.

D. Tập trung, quan liêu, bao cấp.

Câu 9:

Tình hình miền Bắc sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ như thế nào?

A. vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn. 

B. bị tàn phá nặng nề.

C. không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại.

D. chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại.

Câu 10:

Miền Nam sau khi giải phóng có tinh hình nổi bật là

A. Tàn dư của chế độ thực dân mới còn nặng nề, số người thất nghiệp đông. 

B. Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp.

C. Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố.

D. Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn.

Câu 11:

Một trong những biện pháp chính quyền cách mạng đã tiến hành để khôi phục kinh tế Miền Nam là

A. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài. 

B. Quốc hữu hoá mọi cơ sờ kinh doanh tư nhân.

C. Tiến hành cải cách ruông đất trên toàn miền Nam.

D. Thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể các cấp.

Câu 12:

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, tình hình nhà nước ở nước ta như thế nào?

A. tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau ở mỗi miền. 

B. Nhà nước trong cả nước đã thống nhất.

C. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ hai miền.

D. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ mỗi miền.

Câu 13:

Quốc hội thống nhất cả nước sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá

A. Khoá IV.   

B. Khoá V. 

C. Khoá VI.  

D. Khoá VII.

Câu 14:

Chính sách đối ngoại của Đảng ta thực hiện từ năm 1986 là

A. trung lập, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía. 

B. nhân nhượng, hòa hoãn với các nước lớn

C. hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

D. liên minh chặt chẽ với Liên Xô.

Câu 15:

Sau năm 1975, miền Bắc còn làm nghĩa vụ quốc tế đối với nước nào?

A. Làm nghĩa vụ với Lào và Campuchia. 

B. Làm nghĩa vụ quốc tế với Trung Quốc.

C. Làm nghĩa vụ quốc tế với Cuba.

D. Làm nghĩa vụ quốc tế với các nước Đông Nam Á.

Câu 16:

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào và trở thành thành viên thứ bao nhiêu của Liên hợp quốc?

A. Ngày 27/9/1977, là thành viên thứ 146. 

B. Ngày 20/9/1977, là thành viên thứ 146.

C. Ngày 20/9/1977, là thành viên thứ 149.

D. Ngày 27/9/1977, là thành viên thứ 149.

Câu 17:

Từ ngày 15 đến ngày 21 -11 - 1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì?

A. Lấy tên nước là nước Cộng hoà chủ nghĩa xã hội Việt Nam. 

B. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.

D. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 18:

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, kinh tế miền Nam Việt Nam trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng

A. tư bản chủ nghĩa. 

B. xã hội chủ nghĩa.

C. cộng sản chủ nghĩa.

D. công nghiệp hóa.

Câu 19:

Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?

A. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. 

B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền Nam – Bắc.

C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

D. Hoàn thành khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh.

Câu 20:

Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội mà phải làm cho

A. Chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. 

B. mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

C. mục tiêu đã đề ra nhanh chóng thực hiện.

D. mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 21:

Thành tựu về kinh tế đối ngoại từ năm 1986 – 1990?

A. Hàng xuất khẩu tăng gấp 2 lần. 

B. Hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần.

C. Hàng xuất khẩu tăng gấp 2,5 lần.

D. Hàng xuất khẩu tăng 3,5 lần.

Câu 22:

Đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng? Thời gian khi nào?

A. Đại hội V; năm 1982. 

B. Đại hội VI; năm 1990.

C. Đại hội V; năm 1986.

D. Đại hội VI; năm 1986.

Câu 23:

Kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào theo quan điểm đối mới của Đảng?

A. tách bạch với nhau.

B. chính trị quyết định hơn.

C. gắn liền với nhau.

D. chính trị là trọng tâm.

Câu 24:

Thành tựu trong lĩnh vực tài chính trong 5 năm (1986 – 1990) là

A. Phát hành tiền mới. 

B. Cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh

C. Đã kiềm chế được một bước lạm phát.

D. Giữ được tỉ giá dồng Việt Nam với các đồng tiền khác.

Câu 25:

Đảng ta đã có nhận thức như thế nào về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tại Đại hội Đảng lần thứ VI?

A. là một quá trình không khả thi và không đúng. 

B. cần phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

C. cần có hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

D. là một thời kì lâu dài, khó khăn, nhiều chặng đường.

Câu 26:

Những thành tựu đạt được trong việc bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới đã

A. từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cơ cấu ngành kinh tế. 

B. đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng ở giai đoạn trước đó.

C. bước đầu thực hiện được mục tiêu: dân giáu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

D. chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là bước đầu phù hợp.

Câu 27:

Đảng thực hiện đường lối đổi mới nhằm

A. Khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. 

B. đưa đất nước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

C. tiến nhanh, tiến mạnh lên con đường Xã hội chủ nghĩa.

D. đưa nước ta trở thành “con rồng” kinh tế châu Á.

Câu 28:

Muốn thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế thì nông nghiệp, kể cả lâm ngư nghiệp phải đặt đúng vị trí là

A. mặt trận hàng đầu và được đầu tư về nhiều mặt. 

B. mặt trận thứ yếu và cần hạn chế đầu tư.

C. mặt trận thứ yếu và đầu tư về một số mặt.

D. mặt trận quan trọng và đầu tư về một số mặt.

Câu 29:

Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 1990), hàng tiêu dùng Việt Nam trở nên

A. nhiều hơn nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng. 

B. nhiều hơn, gắn chặt với như cầu thị trường châu Âu.

C. dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi.

D. vốn, vật tư và tiền lương giảm đáng kể.

Câu 30:

Một trong những khó khăn, yếu kém của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 1990 là

A. kinh tế mất cân đối, lạm phát ở mức cao. 

B. sự nghiệp văn hóa có sự cải thiện.

C. Tình trạng tham những mới khắc phục gần hết.

D. Tích lũy nội bộ nền kinh tế chưa nhiều.