Các hình thức thức thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật (phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mặc dù xe khách đã hết chỗ ngồi nhưng anh K là tài xế vẫn cho chị H cùng chồng là anh Q lên xe. Bị ép phải ngồi ghép ghế để nhường chỗ cho chị H, anh P là  hành khách phản đối, đòi lại tiền vé và bị anh T phụ xe nhổ bã kẹo cao su và không cho ngồi cùng ghế nên anh Q đã đấm vào mặt anh N. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Anh K, anh P và anh T.

B. Anh K, anh T, anh Q và anh N.

C. Anh T, anh P anh Q.

D. Anh K, anh T và anh Q.

Câu 2:

Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người, Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

A. Giám đốc P, trưởng phỏng S, chồng cô B và bảo vệ.

B. Chồng cô B và bảo vệ.

C. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B.

D. Giám đốc P và trưởng phòng S.

Câu 3:

Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về việc xây dựng nhà văn hóa, anh T và anh M liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh M cho rằng T chỉ là nông dân không nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của 2 anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp trên, những aỉ vi phạm pháp luật?

A. Anh M.

B. Chủ tịch xã.

C. Chủ tịch xã và anh M.

D. Anh M và T.

Câu 4:

Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn  anh K và N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông B đang  đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. ông X, anh K và N.

B. Anh K, anh N và ông B.

 

C. Ông X, anh N và ông B.

D. Anh K, anh N.

Câu 5:

Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị C là sinh viên điều khỉển đi ngược đường một chiều khiến chị C bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?

A. Anh H, chị C và anh T.

B. Anh T và chị C.

C. Anh T và anh H.

D.Anh H và chị C.

Câu 6:

Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế phẩm màu, chị T đã đưa chi P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?

A. Bà S, ông M và chị T.

B. Bà S, bà N và ông M.

C. Bà S, chị T và bà N.

D. S, ông M, chị T và bà N.

Câu 7:

Trên đường chở vợ và con gái mười tuổi về quê, xe mô tô do anh K điều khiển đã va quệt và làm rách phông rạp đám cưới do ông M dựng lấn xuống lòng đường. Anh P là em rể ông M đã đập nát xe mô tô và đánh anh K gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?

A. Anh K và anh P.

B. Anh K, ông M và anh P.

C. Vợ chồng anh K, ông M và anh P.

D. Anh K và ông M.

Câu 8:

Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang láỉ xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dướỉ lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Bà S ông K.

B. Anh H, bà S và ông K.

C. Anh H, S và chị M.

D. Anh H và ông K.

Câu 9:

Ông A tự ý sử dụng lòng đường làm bãi trông giữ xe và để mất xe đạp của chị N. Tại nhà ông A, do tranh cãi về mức tiền bồi thường, anh M chồng chị N đã đập vỡ lọ hoa của ông A nên bị anh Q con trai ông A đuổi đánh. Anh M lái xe mô tô vượt đèn đỏ bỏ chạy và đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Anh M Và chị N.

B. Ông A, anh M và chị N.

C. Ông A anh M.

D. Ông A, anh M và anh Q.

Câu 10:

Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh tọán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã  gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của giạ đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông M và anh S.

B. Ông K và ông M.

 

C. Ông K, ông M và anh S.

D. Ông K, bà N và anh S.

Câu 11:

Ông A nhận một trăm triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng quầy hàng nhà mình cho bà B. Vì được trả giá cao hơn nên ông A đã chuyển nhượng cho anh H và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà B. Bức xúc, bà B cùng chồng là ông P đón đường đập nát xe mô tô của ông A và đánh trọng thương ông A nhập viện điều trị một tháng. Những ai dưới đầy vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông A, bà B và ông P.

B. Ông A, anh H, bà B và ông P.

C. Ông A và anh H.

D. Bà B và ông P.

Câu 12:

Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị V bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lý ?

A. Ông M và anh S.

B. Ông K và ông M.

C. Ông K, oông M và anh S.

D. Ông K, ôngM và anh S.

Câu 13:

Trong cuộc họp của công ty, ông B là Tổng giám đốc đã ngắt lời không cho chị N phát biểu phê bình chủ tịch công đoàn. Khi anh A đang trình bày ý kiến ủng hộ quan điểm của chị N thì bị ông H là Phó Tổng giám đốc ra lệnh cho anh M là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh A phải ra khỏi cuộc họp. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?

A. Ông B, ông H và anh M.

B. Ông H và anh M.

C. Ông B và ông H.

D. Ông B, ông H và chị N.

Câu 14:

Trong một cuộc họp, ông B là Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh  H tiếp tục phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đổi nên ông B đã lệnh cho anh K là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh H phải rời cuộc họp. Anh G là nhân viên dưới quyền ông B nhân chuyện này đã viết bài bịa đặt ông bạo hành lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?

A.Anh H và anh G

B. Ông B và anh G.

C. Ông B, Anh K và anh G.

D. Ông B, anh H và anh G.

Câu 15:

Nghi ngờ chị D viết bài nói xấu mình trên mạng xã hội nên ông H là Chủ tịch xã đã ngăn cản chị D phát biểu trong cuộc họp Hội đồng nhân dân. Thấy vậy, anh M lên tiếng bảo vệ chị D nhưng bị ông K chủ tọa cuộc họp ngắt lời không cho phát biểu. Chứng kiến sự việc, chị P rủ bà T ngồi bên cạnh bỏ họp cùng ra về. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?

A. Ông H, ông K và chị P.

B. Ông H, ông K và chị D.

C. Chị P và bà T.

D. Ông H và ông K.

Câu 16:

Trong một cuộc họp, ông B Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh H tiếp tục phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đối nên ông B đã lệnh cho anh K là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh H phải rời cuộc họp. Anh G là nhân viên dưới quyền ông B nhân chuyện này đã viết bài bịa đặt ông bạo hành nhân viên đăng lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã thực hiện đúng pháp luật ?

A. Ông B và anh G.

B. Ông B, anh H và anh G.

C. Ông B, anh K và anh G

D. Anh H.

Câu 17:

Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình đồ cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay tọàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?

A. Anh N, anh T và anh K.

B. Anh T và anh H.

C. Anh H và anh K.

D. Anh N, anh T và anh H.

Câu 18:

Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây cần bị tố cáo?

A. Anh M, anh K và anh Q.

B. Anh M, ông H, anh Q và anh K.

C. Ông H, anh M và anh K.

D. Chị B, ông H và anh Q.

Câu 19:

M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau.Nhưng chị L là kế toán công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chửc năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật?

A. Chị L và H.

B. Giám đốc và chị L.

C. Chị L và M.

D. Giám đốc và H.

Câu 20:

Anh K. và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã “bồi dưỡng” cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên V cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Anh G, H và V.

B. Anh G và H.

C. Anh K, G, H và V.

D. Anh K và anh G.

Câu 21:

Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp đụng pháp luật.

Câu 22:

Anh A lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của nhà hàng xóm đã đột nhập vào lấy cắp một số vật dụng có giá trị của nhà hàng xóm. Hành vi của anh A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Hành chính.

B. Dân sự.

C. Hình sự.

D. Kỷ luật.

Câu 23:

X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Kỉ luật.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Hình sự.

Câu 24:

Thanh niên A khi tham gia giao thông đã vượt đèn đỏ và khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe lập biên bản vi phạm A đã không chấp hành còn lao xe vào cảnh sát nhằm bỏ chạy dẫn tới một cảnh sát bị thương nặng. Vậy trong trường hợp này thanh niên A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Hành chính và hình sự.

B. Dân sự và hình sự.

C. Hình sự và kỷ luật.

D. Hành chính và dân sự.

Câu 25:

Hai Công ty A và B cùng sản xuất mặt hàng sắt, thép. Công ty A trước khi xả thải ra môi trường đều đã qua hệ thống xử lí đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngược lại Công ty B vì lợi nhuận đã xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường. Trong trường hợp này hai Công ty đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?

A. Cả hai Công ty A và B đều thi hành pháp luật.

B. Công ty thi hành pháp luật, công ty B không thi hành pháp luật.

C. Công ty thi hành pháp luật, công ty B không tuân thủ pháp luật.

D. Công ty không tuân thủ pháp luật, công ty B thi hành pháp luật.