Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập vào thời gian nào?

A. Ngày 1/10/1948. 

B. Ngày 1/10/1949. 

C. Ngày 1/10/1950.

D. Ngày 1/9/1949.

Câu 2:

Sau khi bị thất bại trong cuộc nội chiến, Tưởng Giới Thạch đã chạy ra khu vực nào?

A. Thượng Hải.   

B. Ma Cao. 

C. Hồng Kông. 

D. Đài Loan.

Câu 3:

Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên được thành lập vào thời điểm nào?

A. Tháng 5/1948.

B. Tháng 9/1948. 

C. Tháng 8/1948. 

D. Tháng 6/1948.

Câu 4:

Cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ vào thời gian nào?

A. 25-6-1949.      

B. 25-6-1952.       

C. 25-6-1950.       

D. 25-6-1951.

Câu 5:

Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được kí vào:

A. Ngày 27-7-1953.      

B. Ngày 28-7-1953.       

C. Ngày 29-7-1953.       

D. Ngày 26-7-1953.

Câu 6:

Hiệp định đình chiến giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên được kí kết tại đâu?

A. Bàn Môn Điếm. 

B. Xơ-un.    

C. Tân Nghĩa Châu.       

D. Bình Nhưỡng.

Câu 7:

Giai cấp lãnh đạo chủ yếu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là

A. liên minh công - nông.       

B. giai cấp vô sản.         

C. địa chủ.  

D. giai cấp tư sản

Câu 8:

Hãy chỉ ra mục đích của Mĩ khi đề xướng thiết lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ tháng 8 - 1961?

A. Nhằm biến Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.

B. Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba tới các nước Mĩ Latinh.

C. Nhằm viện trợ cho các nước Mĩ Latinh.

D. Thúc đẩy sự hợp tác ở các nước Mĩ Latinh.

Câu 9:

Từ năm 1947, các chiến khu Lào dần dần được thành lập ở các vùng nào?

A. Tây Lào, Thượng Lào, Trung Lào.    

B. Trung Lào, Tây Lào, Hạ Lào.

C. Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào.   

D. Thượng Lào, Tây Bắc Lào, Hạ Lào

Câu 10:

Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

A. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.    

B. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

C. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.  

D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

Câu 11:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc có những bước phát triển khác trước?

A. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.  

B. Sự giúp đỡ của Liên Xô.

C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.        

D. Vùng giải phóng được mở rộng.

Câu 12:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng Công và Ma Cao vẫn là thuộc địa của nước nào?

A. Ạnh và Mĩ.    

B. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

C. Hà Lan và Anh.                   

D. Anh và Bồ Đào Nha.

Câu 13:

Phương án nào phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế ở Trung Quốc sau 20 năm đổi mới?

A. Tỉ trọng xây dựng giảm nhưng tỉ trọng nông nghiệp và công nghiệp tăng lên.

B. Tỉ trọng nông nghiệp và công nghiệp giảm, tỉ trọng dịch vụ tăng lên.

C. Tỉ trọng nông nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng lên.

D. Tỉ trọng công nghiệp tăng lên, tỉ trọng nông nghiệp và xây dựng giảm.

Câu 14:

Cuộc khởi nghĩa của hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay diễn ra vào thời gian nào?

A. 19 - 2 - 1946.  

B. 22 - 2 - 1946.   

C. 19 - 3 - 1946.   

D. 19 - 2 - 1947.

Câu 15:

Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa do Phi-đen Catx-tơ-rô chỉ huy diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?

A. 27-6-1953.      

B. 26-7-1952.       

C. 26-7-1953.       

D. 26-7-1954.

Câu 16:

Sự kiện đánh dấu châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ là 

A. Ăngôla tuyên bố độc lập.

B. Angiêri tuyên bố độc lập.

C. Namibia tuyên bố độc lập.  

D. Nam Phi tuyên bố độc lập.

Câu 17:

Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của cách mạng Êcuađo.   

B. Thắng lợi của cách mạng Mêhicô.

C. Thắng lợi của cách mạng Cuba.    

D. Thắng lợi của cách mạng Haiti

Câu 18:

Nội dung đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Chống lại sự xâm lược của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

B. Chống chế độ độc tài thân Mĩ.

C. Chống chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chống lại ách đô hộ của đế quốc Mĩ.

Câu 19:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 10/1967. Ở Bali (In-đô-nê-xi-a).    

B. Tháng 9/1968, Ở Băng Cốc (Thái Lan).

C. Tháng 8/1967. Ở Băng Cốc (Thái Lan). 

D. Tháng 8/1967. Ở Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a)

Câu 20:

Quan hệ giữa ASEAN với 3 nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979 là

A. Giúp đỡ nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp – Mĩ.

B. Hợp tác trên mọi lĩnh vực.

C. Trung lập, không can thiệp vào công việc của nhau.

D. Đối đầu căng thẳng.

Câu 21:

Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN trong những năm 70 của thế kỷ XX

A. Mĩ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.  

B. Tổ chức SEATO giải thể.

C. Vấn đề nội chiến ở Campuchia.    

D. Các nước ASEAN ký Hiệp ước Bali

Câu 22:

Sự kiện nào đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á?

A. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

B. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

C. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. Sự ra đời nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Câu 23:

Trong năm 2003 đã diễn ra những sự kiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc trong ngành khoa học vũ trụ?

A. Chế tạo thành công tên lửa vượt đại châu.

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái đất.

C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

D. Phóng thành công tàu "Thần Châu 5" bay vào không gian vũ trụ

Câu 24:

Phiđen Cátxtơrô sinh vào ngày tháng năm nào?

A. 13 - 8 - 1927.

B. 13 - 8 - 1937.  

C. 12 - 8 - 1937.   

D. 12 - 8 - 1927

Câu 25:

Tại sao gọi cuộc nội chiến ở Trung Quốc 1946 -1949 có tính chất dân tộc?

A. Vì đã xóa bỏ sự can thiệp từ bên ngoài định biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới.

B. Vì nó đã kết thúc cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Trung Quốc.

C. Vì nó đã xóa bỏ mọi tàn dư phong kiến.

D. Vì nó đã đánh bại đế quốc xâm lược từ bên ngoài.

Câu 26:

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ lên đến cao trào trong khoảng thời gian nào?

A. Đầu năm 1950.        

B. Đầu năm 1947.         

C. Đầu năm 1948.        

D. Đầu năm 1949.

Câu 27:

Nhận định nào dưới đây đã đánh giá đúng về công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978 - 2000)?

A. Đưa Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.

B. Thành công biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.

C. Bước đi đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc trong những năm 80.

D. Góp phần củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Câu 28:

Kẻ thù chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là

A. phản động trong nước. 

B. thực dân Pháp.

C. phong kiến tay sai.             

D. đế quốc Mĩ

Câu 29:

Nguyên nhân quyết định nhất mang lại thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào năm 1945 là

A. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. quân Đồng minh chưa vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật Bản.

C. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. các nước Đồng minh giúp đỡ để giải phóng.

Câu 30:

Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. đánh đổ chế độ thực dân mới, củng cố nền độc lập dân tộc.

B. đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.

C. giải phóng dân tộc, thành lập các nhà nước tư bản chủ nghĩa.

D. lật đổ chính quyền độc tài, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ