Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Một vận động viên leo núi có mang theo một chiếc máy đo áp suất khí quyển. Khi vận động viên ấy ở đâu thì áp suất khí quyển lớn nhất?
A. Tại đỉnh núi
B. Tại sườn núi
C. Tại chân núi
D. Tại lưng chừng núi
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?
A. Áp suất khí quyển tác dụng lên vật theo mọi phương.
B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng vuông góc với mặt đất.
D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương ngang, song song với mặt đất
Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra?
A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B. Con người có thể hít không khí vào phổi
C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn
D. Vật rơi từ trên cao xuống
Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất?
A. Tại đỉnh núi
B. Tại chân núi
C. Tại đáy hầm mỏ
D. Trên bãi biển
Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800m so với mực nước biển là:
A. 748 mmHg
B. 693,3 mmHg
C. 663 mmHg
D. 960 mmHg
Khi làm thí nghiệm đo áp suất khí quyển tại chân núi thì chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenli là 74cm. Nếu là thí nghiệm tương tự tại đỉnh núi thì:
A. Chiều cao của cột thủy ngân giảm
B. Chiều cao của cột thủy ngân tăng
C. Chiều cao cột thủy ngân không đổi
D. Chiều cao cột thủy ngân có thể tăng hoặc giảm
Người ta làm thí nghiệm Torixenli để đo áp suất khí quyển tại đỉnh của một ngọn hải đăng. Kết quả xác định được áp suất tại đó là 95200Pa, biết khối lượng riêng của thủy ngân là . Chiều cao của cột thủy ngân trong thí nghiệm là :
A. 700mm
B. 710mm
C. 760mm
D. 750mm