Cách giải bài tập về Bình thông nhau cực hay

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

Câu 2:

Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng rượu, bình B đựng thủy ngân tới cùng một độ cao. Khi bình mởi khóa K, chất lỏng có chảy từ bình nọ sang bình kia không?

Cách giải bài tập về Bình thông nhau cực hay

 

A. Thủy ngân chảy sang rượu

B. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau

C. Rượu chảy sang thủy ngân vì lượng rượu nhiều hơn

D. Rượu chảy sang thủy ngân hoặc ngược lại tùy vào tiết diện hai nhánh

Câu 3:

Hai bình A và B thông nhau, ở đáy có khóa K. Bình A đựng thủy ngân, bình B đựng nước ở cùng một độ cao (hình vẽ). Sau khi mở khóa K mực chất lỏng ở hai bình như thế nào? Tại sao?

Cách giải bài tập về Bình thông nhau cực hay

A. Mực chất lỏng ở bình A cao hơn ở bình B vì lượng nước nhiều hơn.

B. Mực chất lỏng ở bình B cao hơn ở bình A vì thủy ngân chảy sang nước

C. Mực chất lỏng ở hai bình ngang nhau vì cột chất lỏng ở hai bình có cùng độ cao.

D. Mực chất lỏng ở hai bình ngang nhau vì đây là hai nhánh của bình thông nhau

Câu 4:

Một bình thông nhau chứa nước. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 30mm. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 và của xăng là 7000N/m3. Chiều cao của cột xăng là:

A. 300mm

B. 30mm

C. 120mm

D. 60mm

Câu 5:

Hai bình hình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt là 150cm2 và 300cm2 được nối thông đáy bằng một ống nhỏ qua khoá k như hình vẽ. Lúc đầu khoá k để ngăn cách hai bình, sau đó đổ v (cm3) dầu vào bình A, đổ v (cm3) nước vào bình B.

Cách giải bài tập về Bình thông nhau cực hay

   Cho biết trọng lượng riêng của dầu và của nước lần lượt là: d1=8000N/m3 ; d=10000N/m3. Kết luận nào sau đây là chính xác?

A. Áp suất đáy bình A bằng áp suất đáy bình B vì thể tích chất lỏng ở hai bình là như nhau

B. Áp suất đáy bình A bằng áp suất đáy bình B

C. Áp suất đáy bình A lớn hơn áp suất đáy bình B

D. Áp suất đáy bình A nhỏ hơn áp suất đáy bình B

Câu 6:

Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3, và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình ?

A. 15cm

B. 12cm

C. 9,6cm

D. 3,6cm