Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 2:

Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. Ma sát lăn

B. Ma sát trượt

C. Ma sát nghỉ

D. Lực quán tính

Câu 3:

Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:

A. Tăng ma sát trượt

B. Tăng ma sát lăn

C. Tăng ma sát nghỉ

D. Tăng quán tính

Câu 4:

Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.

B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.

C. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.

Câu 5:

Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt:

A. Viên bi lăn mặt đất

B. Khi viết phấn trên bảng

C. Bánh xe đạp khi xe chạy trên đường

D. Trục ổ bi ở quạt trần

Câu 6:

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe

B. Ma sát khi đánh diêm

C. Ma sát tay cầm quả bóng

D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường

Câu 7:

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Quả dừa rơi từ trên cao xuống

B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi

D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Câu 8:

Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc