Cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính hội tụ cực hay có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló

A. Truyền thẳng theo phương của tia tới.

B. Đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm.

C. Song song với trục chính.

D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 2:

Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính nhỏ hơn khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh 

A. ảo, nhỏ hơn vật

B. ảo, lớn hơn vật

C. thật, nhỏ hơn vật

D. thật, lớn hơn vật

Câu 3:

Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ. Tia ló có đặc điểm nào sau đây?

A. Đi qua tiêu điểm.

B. Truyền thẳng theo phương của tia tới.

C. Song song với trục chính.

D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 4:

Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì tia ló sẽ

A. đi qua điểm giữa quang tâm.

B. song song với trục chính.

C. truyền thẳng theo phương của tia tới.

D. đi qua tiêu điểm.

Câu 5:

Một vật sáng dạng mũi tên được đặt trước thấu kính hội tụ. Ảnh của nó qua thấu kính hội tụ :

A. luôn nhỏ hơn vật.

B. luôn lớn hơn vật.

C. luôn cùng chiều với vật.

D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

Câu 6:

Một vật sáng AB dạng mùi tên được đặt ở ngoài tiêu cự của một thấu kính hội tụ. Kết luận nào dưới đây về ảnh của AB qua thấu kính hội tụ là chính xác?

A. Ảnh luôn ngược chiều với vật.

B. Ảnh luôn là ảnh ảo

C. Ảnh luôn có cùng kích thước với vật.

D. Ảnh luôn nhỏ hơn vật

Câu 7:

Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính bằng nửa khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh :

A. ảo, bằng hai lần vật.

B. ảo, bằng vật.

C. ảo, bằng nửa vật.

D. ảo, bằng bốn lần vật.