cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm
A. cạnh tranh.
B. lợi tức.
C. đấu tranh.
D. tranh giành.
Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những
A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
B. tính chất của cạnh tranh.
C. nguyên nhân của sự giàu nghèo.
D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hoá.
Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ là một trong những
A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
B. tính chất của cạnh tranh.
C. nguyên nhân của sự giàu nghèo.
D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hoá.
Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ
A. khi xã hội loài người xuất hiện.
B. khi con người biết lao động.
C. khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.
D. khi ngôn ngữ xuất hiện.
Cạnh tranh có vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế.
B. Cơ sở của sản xuất vàlưu thông hàng hoá.
C. Một động lực kinh tế.
D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Cạnh tranh xuất hiện khi
A. sản xuất hàng hóa xuất hiện.
B. lưu thông hàng hóa xuất hiện.
C. sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện.
D. quy luật giá trị xuất hiện.
Cạnh tranh kinh tế ra đời trong
A. nền sản xuất tự cấp tự túc.
B. nền sản xuất hàng hoá.
C. nền sản xuất tự nhiên.
D. mọi thời đại kinh tế.
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy
A. lợi nhuận.
B. nguồn nhiên liệu.
C. ưu thế về khoa học và công nghệ.
D. thị trường tiêu thụ.
Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là
A. nhân tố cơ bản.
B. động lực kinh tế.
C. hiện tượng tất yếu.
D. cơ sở quan trọng.
Việc giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác là nội dung của
A. tính chất của cạnh tranh.
B. mục đích của cạnh tranh.
C. quy luật của cạnh tranh.
D. chủ thể của cạnh tranh.
Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nội dung của
A. khái niệm cạnh tranh.
B. nguyên nhân cạnh tranh.
C. mục đích cạnh tranh.
D. tính hai mặt của cạnh tranh.
Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
B. Sự tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.
C. Sự tồn tại của một số chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những chủ thể cạnh tranh.
Để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, nhà nước điều tiết thông qua đâu?
A. Ban hành các chính sách xã hội.
B. Giáo dục, răn đe, thuyết phục.
C. Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.
D. Giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội.
Hành vi giành, giật khách hàng, đầu cơ tích trữ gây rối loạn kinh tế chính là mặt hạn chế của
A. sản xuất hàng hoá.
B. cạnh tranh.
C. lưu thông hàng hoá.
D. thị trường.
Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương là thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Mặt tích cực của cạnh tranh.
C. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
D. Mục đích của cạnh tranh.
Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Mặt tích cực của cạnh tranh.
C. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
D. Mục đích của cạnh tranh.
Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Cạnh tranh kinh tế.
B. Cạnh tranh chính trị.
C. Cạnh tranh văn hoá.
D. Cạnh tranh sản xuất.
Cạnh tranh sẽ kích thích lực lượng sản xuất, khoa học - kĩ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên là thể hiện
A. mặt tích cực của cạnh tranh.
B. mặt tiêu cực của cạnh tranh.
C. ý nghĩa của cạnh tranh.
D. nội dung của cạnh tranh.
Cạnh tranh sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực vào đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là
A. mặt tích cực của cạnh tranh.
B. mặt tiêu cực của cạnh tranh.
C. mặt hạn chế của cạnh tranh.
D. nội dung của cạnh tranh.
Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Làm cho môi trường bị suy thoái.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Kích thích sức sản xuất.
Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Bảo vệ môi trường tự nhiên.
B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, khoa học - kĩ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.
Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự hấp dẫn của lợi nhuận.
B. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu.
C. Chi phí sản xuất khác nhau.
D. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, “cạnh tranh” được dùng để gọi tắt của cụm từ nào sau đây?
A. Cạnh tranh sản xuất.
B. Cạnh tranh lưu thông.
C. Cạnh tranh giá cả.
D. Cạnh tranh kinh tế.
Nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận là
A. mục đích của cạnh tranh.
B. ý nghĩa của cạnh tranh.
C. nguyên tắc của cạnh tranh.
D. nội dung của cạnh tranh.
Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.
B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
D. Áp dụng khoa học - kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.
Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?
A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.
C. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất.
D. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất.