CÂU HỎI NÂNG CAO VỀ XÁC ĐỊNH CHẤT

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hỗn hợp E gồm ba kim loại X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho E tác dụng với nước dư, thu được V1 lít khí.

Thí nghiệm 2: Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được V2 lít khí.

Thí nghiệm 3: Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V3 lít khí.

Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩnV1 < V2 < V3. Ba kim loại X, Y, Z lần lượt là

A. Na, Al, Fe.       

B. Ba, Al, Cu.      

C. Ba, Al, Fe.       

D. Na, Al, Cu.

Câu 2:

Hỗn hợp E gồm ba kim loại X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho E tác dụng với nước dư, thu được V1 lít khí.

Thí nghiệm 2: Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được V2 lít khí.

Thí nghiệm 3: Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V3 lít khí.

Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩnV1 = V2 < V3. Ba kim loại X, Y, Z lần lượt là

A. Na, Al, Fe.       

B. Ba, Al, Cu.      

C. Ba, Al, Fe.       

D. Na, Al, Cu.

Câu 3:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch BaCl2, thấy có n1 mol BaCl2 phản ứng.

- Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có n2 mol HCl phản ứng.

- Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có n3 mol NaOH phản ứng.

   Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n3 < n2 và n3 : n2 = 2 : 3. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. NH4HCO3, Na2CO3.                             

B. NH4HCO3, (NH4)2CO3.

C. NaHCO3, (NH4)2CO3.         

D. NaHCO3, Na2CO3.

Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch BaCl2, thấy có n1 mol BaCl2 phản ứng.

- Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có n2 mol HCl phản ứng.

- Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có n3 mol NaOH phản ứng.

   Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 = n3. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. NH4HCO3, Na2CO3.                             

B. NH4HCO3, (NH4)2CO3.

C. NaHCO3, (NH4)2CO3.                           

D. NaHCO3, Na2CO3.

Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch CaCl2, thấy có n1 mol CaCl2 phản ứng.

- Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có n2 mol HCl phản ứng.

- Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có n3 mol NaOH phản ứng.

   Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. NH4HCO3, Na2CO3.                             

B. NH4HCO3, (NH4)2CO3.

C. NaHCO3, (NH4)2CO3.         

D. NaHCO3, Na2CO3.

Câu 6:

Dung dịch X chứa hai chất tan có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào X, thu được dung dịch chứa 2 chất tan.

- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl dư vào X, thu được dung dịch chứa 3 chất tan.

- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, thu được dung dịch chứa 4 chất tan.

Hai chất tan trong X là

A. Na2CO3 và NaHCO3.                            

B. NaHCO3 và Ba(HCO3)2.

C. NaHCO3 và BaCl2.    

D. Na2HPO4 và NaH2PO4.

Câu 7:

Cho các dung dịch: Ba(OH)2 1M, BaCl2 1M, NaOH 1M được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c). Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho V ml dung dịch (a) và V ml dung dịch (b) vào dung dịch Ba(HCO3)2 dư, thu được m1 gam kết tủa.

- Thí nghiệm 2: Cho V ml dung dịch (a) và V ml dung dịch (c) vào dung dịch Ba(HCO3)2 dư, thu được 2m1 gam kết tủa.

- Thí nghiệm 3: Cho V ml dung dịch (b) và V ml dung dịch (c) vào dung dịch Ba(HCO3)2 dư, thu được m2 gam kết tủa.

Mối quan hệ giữa m2 với m1 là

A. m2 = 2m1.        

B. m2 = 3m1.         

C. m2 = 1,5m1.      

D. m2 = m1

Câu 8:

Dung dịch X chứa 2 chất tan đều có nồng độ 1M. Tiến hành 3 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho 2V ml dung dịch NaOH 1,5M vào V ml X, thu được m1 gam kết tủa.

- Thí nghiệm 2: Cho 3V ml dung dịch NaOH 1,5M vào V ml X, thu được m2 gam kết tủa.

- Thí nghiệm 3: Cho 3,5V ml dung dịch NaOH 1,5M vào V ml X, thu được m3 gam kết tủa.

Trong đó m1 < m3 < m2. Hai chất tan trong X là

A. HCl và AlCl3.        

B. H2SO4 và Al2(SO4)3.                          

C. H2SO4 và AlCl3.       

D. HCl và Al2(SO4)3.

Câu 9:

Có 4 dung dịch: X (Ba(AlO2)2 1M); Y (BaCl2 1M và NaAlO2 1M); Z (Ba(AlO2)2 1M và Ba(OH)2 1M); T (NaOH 1M và Ba(AlO2)2) 1M được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Thực hiện các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 1M vào 100 ml dung dịch (a), thu được m1 gam kết tủa.

- Thí nghiệm 2: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 1M vào 100 ml dung dịch (b), thu được m2 gam kết tủa.

- Thí nghiệm 3: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 1M vào 100 ml dung dịch (c), thu được m3 gam kết tủa.

- Thí nghiệm 4: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 1M vào 100 ml dung dịch (d), thu được m4 gam kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1< m2< m3< m4. Dung dịch (c) là

A. T. 

B. Z.  

C. X. 

D. Y.

Câu 10:

Có 4 dung dịch: X (Na2SO4 1M và H2SO4 1M); Y (Na2SO4 1M và Al2(SO4)3 1M); Z (Na2SO4 1M và AlCl3 1M);  T (H2SO4 1M và AlCl3 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (a), thu được n1 mol kết tủa.

- Thí nghiệm 2: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (b), thu được n2 mol kết tủa.

- Thí nghiệm 3: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (c), thu được n3 mol kết tủa.

- Thí nghiệm 4: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (d), thu được n4 mol kết tủa.

Biết rằng n1 < n2 < n3 < n4. Dung dịch (b) ứng với dung dịch nào sau đây?

A. T.                           

B. Y.                       

C. Z.                       

D. X.

Câu 11:

Cho 3 ống nghiệm riêng biệt lần lượt chứa 3 chất tan X, Y, Z trong nước (tỉ lệ mol nX : nY : nZ = 1 : 2 : 3).  Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư lần lượt vào 3 ống nghiệm trên thì thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là a mol.

- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Ca(OH)2 dư lần lượt vào 3 ống nghiệm trên thì thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là b mol.

- Thí nghiệm 3: Đun nóng 3 ống nghiệm trên thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là c mol. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và c < a < b. Ba chất X, Y, Z lần lượt là

A. Al(NO3)3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2.       

B. Ba(HCO3)2, Ba(NO3)2, Ca(HCO3)2.

C. Ca(HCO3)2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3.  

D. Ca(HCO3)2, Ba(NO3)2, Al(NO3)3.

Câu 12:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước, thu được dung dịch Z.

Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch H2SO4 loãng, dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n3 < n1 < n2. Hai chất X, Y lần lượt là

A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.  

B. Al(NO3)3, Fe(NO3)3.  

C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.  

D. FeCl2, Cu(NO3)2.

Câu 13:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.

Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m3 < m2. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. NaCl, FeCl2.   

B. NaNO3, Fe(NO3)2.     

C. KCl, Ba(HCO3)2.       

D. Ca(HCO3)2, CaCl2.

Câu 14:

Hòa tan kim loại X và kim loại Y (đều là a mol) vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Trộn dung dịch chứa 2a HCl vào dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.

Thí nghiệm 2: Trộn dung dịch chứa a mol H2SO4 vào dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.

Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch chứa 2a HCl và a mol H2SO4 vào dung dịch Z, thu được n3 mol kết

tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n3< n2.
Hai kim loại X, Y lần lượt là:

A. Ba, K.    

B. Na, Al    

C. Ba, Zn.   

D. Ba, Al

Câu 15:

Có 3 dung dịch có cùng nồng độ mol (chứa chất tan tương ứng X, Y, Z). Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Trộn V ml dung dịch chứa chất X với V ml dung dịch chứa chất Y rồi cho Cu dư vào thì thu được n1 mol khí NO duy nhất.

Thí nghiệm 2: Trộn V ml dung dịch chứa chất X với V ml dung dịch chứa chất Z rồi cho Cu dư vào thì thu được n2 mol khí NO duy nhất.

Thí nghiệm 3: Trộn V ml dung dịch chứa chất Y với V ml dung dịch chứa chất Z rồi cho Cu dư vào thì thu được n3 mol khí NO duy nhất.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1< n2 <n3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là:

A. KNO3, HNO3, H2SO4.                           

B. HNO3, H2SO4, KNO3.

C. KNO3, HNO3, HCl.   

D. HCl, KNO3, HNO3

Câu 16:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m2 < m3. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. NaCl, FeCl2.          

B. NaNO3, Fe(NO3)2.                             

C. KCl, Ba(HCO3)2.      

D. Ca(HCO3)2, CaCl2.

Câu 17:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.

Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Na2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m3 < m1 = m2. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. NaCl, FeCl2.          

B. NaNO3, Fe(NO3)2.                             

C. KCl, Ba(HCO3)2.      

D. Ca(HCO3)2, CaCl2.

Câu 18:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.

Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Na2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1= m2< m3. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. NaCl, FeCl2.    

B. NaNO3, Fe(NO3)2.     

C. KCl, Ba(HCO3)2.       

D. Ca(HCO3)2, CaCl2.

Câu 19:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. NaCl, FeCl2.    

B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.  

C. FeCl2, FeCl3.    

D. FeCl2, Al(NO3)3

Câu 20:

Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V1 lít khí.

Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V2 lít khí.

Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất; V2 < V1 < V3. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. FeCO3, NaHSO4.       

B. FeCO3, NaHCO3.      

C. FeCl2, NaHCO3.        

D. CaCO3, NaHSO4.

Câu 21:

Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V1 lít khí.

Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V2 lít khí.

Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V2 < V1 = V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. FeCO3, NaHSO4.       

B. FeCO3, NaHCO3.      

C. FeCl2, NaHCO3.        

D. CaCO3, NaHSO4

Câu 22:

Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaOH loãng, dư, thu được V1 lít khí.

Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V2 lít khí.

Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V1 = V2 = V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. (NH4)2CO3, NaHSO4.                           

B. NH4HCO3, NaHSO4.

C. (NH4)2CO3, NaHCO3.                           

D. NH4HCO3, NaHCO3.

Câu 23:

Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaOH loãng, dư, thu được V1 lít khí.

Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V2 lít khí.

Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V1 > V2 > V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. (NH4)2CO3, NaHSO4.                           

B. NH4HCO3, NaHSO4.

C. (NH4)2CO3, NaHCO3.         

D. NH4HCO3, NaHCO3

Câu 24:

Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch CaCl2 loãng, dư, thu được m1 gam kết tủa.

Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaOH loãng, dư, thu được m2 gam kết tủa.

Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch Ba(OH)2 loãng, dư, thu được m3 gam kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; m1 < m2 < m3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ba(HCO3)2, NaHCO3.                           

B. Ba(HCO3)2, Na2CO3.

C. Ca(HCO3)2, Na2CO3

D. Ca(HCO3)2, NaHCO3.

Câu 25:

Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch BaCl2 loãng, dư, thu được m1 gam kết tủa.

Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaOH loãng, dư, thu được m2 gam kết tủa.

Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch Ba(OH)2 loãng, dư, thu được m3 gam kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; m2 < m1 < m3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ba(HCO3)2, NaHCO3.                           

B. Ba(HCO3)2, Na2CO3.

C. Ca(HCO3)2, Na2CO3

D. Ca(HCO3)2, NaHCO3.

Câu 26:

Có 2 dung dịch X, Y loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số mol bằng nhau. Tiến hànhcác thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X được n1 mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí.

Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư dung dịch Y được n2 mol một chất khí duy nhất không màu không hóa nâu ngoài không khí.

Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch X với dung dịch Y rồi thêm bột Fe đến dư được n3 mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chỉ tạo muối của kim loại và n2 = n3 = 2n1.

Hai dung dịch X, Y lần lượt là

A.  NaNO3, H2SO4.        

B.  HNO3, H2SO4.

C.  HNO3, NaHSO4.          

D.  HNO3, NaHCO3.

Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol khí.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch H2SO4 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol khí.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol (kết tủa và khí).

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1:n2:n3 = 1:2:3. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. NH4Cl, NaHCO3.                                           

B. NH4HCO3, BaCl2

C. NH4NO3; (NH4)2CO3.                    

D. Ba(HCO3)2, NH4NO3.

Câu 28:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Rót dung dịch CuSO4 vào ống thủy tinh hình chữ U, mực nước cách miệng ống chừng 2 cm.

Bước 2: Đậy miệng ống bên trái bằng nút cao su có kèm điện cực graphit.

Bước 3: Đậy miệng ống bên phải bằng nút cao su có kèm điện cực graphit và một ống dẫn khí.

Bước 4: Nối điện cực bên trái với cực âm và nối điện cực bên phải với cực dương của nguồn điện một chiều (hiệu điện thế 6V).

Cho các phát biểu sau:

(a) Thí nghiệm trên mô tả sự điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

(b) Ở catot, ion Cu2+ bị khử tạo thành kim loại đồng.

(c) Ở anot, có khí H2 thoát ra tại ống dẫn khí.

(d) Trong quá trình điện phân, pH dung dịch tăng dần.

Số phát biểu đúng là

A.  2  

B.  3  

C.  4  

D.  1.

Câu 29:

Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của etanol theo các bước sau:

Bước 1: Đốt cháy sợi dây đồng đã cuộn thành lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn màu xanh (Hình 1).

Bước 2: Nhúng nhanh sợi dây đồng đã đốt cháy vào ống nghiệm đựng etanol (dư), kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y (Hình 2). 

Cho các phát biểu sau:

(a).Dây đồng chuyển từ màu đỏ sang màu đen sau khi nhúng vào ống nghiệm đựng etanol.

(b) Dung dịch Y có màu xanh lam sau khi rút dây đồng ra khỏi ống nghiệm.

(c) Trong thí nghiệm trên, etanol bị khử.

(d) Dung dịch Y có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(e) Trong thí nghiệm trên, có thể thay dây đồng bằng dây sắt.

Số phát biểu đúng là

A.  1. 

B.  2. 

C.  3.           

D.  4.

Câu 30:

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

(1) X1 + H2O có màng ngăndpdd X2 + X3 + H2 

(2) X2 + X4  BaCO3 + Na2CO3 + H2O

(3) X2 + X3  X1 + X5 + H2O

(4) X4 + X6  BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O

Các chất X2, X5, X6 lần lượt là

A. KOH, KClO3, H2SO4.                           

B. NaOH, NaClO, KHSO4.

C. NaHCO3, NaClO, KHSO4.  

D. NaOH, NaClO, H2SO4.

Câu 31:

Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:

- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.

- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.

- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.

A, B và C lần lượt là:

 

A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.                   

B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2.

C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3.   

D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.

Câu 32:

Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là:

A. H2SO4, NaOH, MgCl2.                          

B. Na2CO3, NaOH, BaCl2.

C. H2SO4, MgCl2, BaCl2.         

D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2

Câu 33:

Có 4 dung dịch: X (NaOH 1M và Na2CO3 1M); Y (Na2CO3 1M); Z (NaHCO3 1M); T (Ba(HCO3)2 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Thực hiện các thí nghiệm: Cho từ từ 10 ml thể tích dung dịch thuốc thử vào 10 ml thể tích các dung dịch (a), (b), (c), (d), thu được kết quả như sau:

Dung dịch (b) là

 

A. X. 

B. Y. 

C. Z.  

D. T.