Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí tự nhiên lớp 12 có đáp án ( thông hiểu P4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tần suất bão lớn nhất ở nước ta vào tháng nào sau đây?
A. Tháng IX.
B. Tháng XI.
C. Tháng VIII.
D. Tháng X.
Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta:
A. Thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, xã hội với các nước
B. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
C. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.
D. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.
Biển Đông là biển chung của
A. 10 nước.
B. 7 nước.
C. 8 nước.
D. 9 nước
Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi là:
A. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối hẻm vực, trở ngại cho giao thông.
B. khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.
C. khí hậu có sự phân hóa phức tạp.
D. đất trồng cây lương thực bị hạn chế.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở:
A. Nam Trung Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Bắc Bộ
D. Nam Bộ
Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta là
A. làm khí hậu mang tính dải dương điều hòa hơn.
B. làm tăng nhiệt độ vào mùa hè.
C. làm phức tạp thêm thời tiết khí hậu.
D. làm giảm nhiệt độ vào mùa đông.
Địa hình cao ở rìa phía Tây, tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
D. Đồng bằng ven biển miền Trung
Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên khu vực đồng bằng là:
A. Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán.
B. Hạn chế đất trồng cây lương thực
C. Địa hình chia cắt mạnh
D. Ít tài nguyên khoáng sản
Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc?
A. Hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam.
B. Địa hình thấp và hẹp ngang.
C. Địa hình thấp ở hai đầu, nhô cao ở giữa
D. Giới hạn từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là:
A. Đặc quyền kinh tế
B. nội thủy
C. tiếp giáp lãnh hải
D. lãnh hải
Đặc điểm không đúng với vị trí địa lí nước ta là:
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
B. Nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới
C. Nhiều thiên tai: bão, lũ, trượt lở đất.
D. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu.
Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành của dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên:
A. đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.
B. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. có một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn.
D. các đồng bằng kéo dài và hẹp ngang.
Khó khăn lớn nhất của khu vực đồi núi nước ta đối với việc phát triển kinh tế - xã hội là
A. địa hình bị chia cắt mạnh
B. các hiện tượng thời tiết cực đoan
C. dễ xảy ra các thiên tai
D. có nguy cơ phát sinh động đất
Khó khăn lớn nhất trong sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?
A. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô
B. Chế độ nước của sông ngòi thất thường
C. Nhiều thiên tai: bão, lũ, trượt lở đất
D. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết đinh lũ trên sông Mê Công vào tháng nào sau đây?
A. Tháng 10
B. Tháng 9
C. Tháng 1
D. Tháng 12.
Đặc điểm nào sau đây là của vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Có 4 cánh cung lớn.
B. Gồm các khối núi và cao nguyên.
C. Có 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc- đông nam.
D. Gồm các dãy núi song song và so le nhau.
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có các loài thú có lông dày.
B. Đất chủ yếu là đất mùn thô.
C. Không có tháng nào nhiệt độ trên
D. Hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Vào nửa sau mùa đông, miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh ẩm và mưa phùn là do
A. khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta
B. khối khí lạnh di chuyển qua lục địa Trung Hoa
C. địa hình nước ta 3/4 là đồi núi.
D. địa hình ở Trung du - miền núi Bắc Bộ.
Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
A. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
B. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
C. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
D. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do hoạt động của
A. gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia
B. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam
C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Ben gan
D. gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc
Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở:
A. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.
B. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ
C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
D. Rìa đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là
A. có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa
B. có diện tích lớn gần 3,5 triệu
C. biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
D. nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa
Thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi nhờ
A. Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
B. Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
D. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.