Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí tự nhiên lớp 12 có đáp án ( thông hiểu P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khó khăn phổ biến của vùng đồi núi ở nước ta là

A. Trở ngại trong phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

B. Đất đai kém màu mỡ.

C. Nghèo khoáng sản.

D. Địa hình cao, chia cắt, lũ ống, lũ quét, xói mòn đất vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô.

Câu 2:

Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú do

A. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới.

B. Lãnh thổ kéo dài 15 vĩ độ.

C. Vị trí tiếp giáp giữa các vành đai sinh khoáng của thế giới.

D. Vị trí nằm trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 3:

Vùng ven biển nước ta không có hệ sinh thái nào dưới đây:

A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

B. Hệ sinh thái trên đất phèn.

C. Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh.

D. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô.

Câu 4:

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây không thuộc miền khí hậu phía Nam?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Nam Bộ.

Câu 5:

Pơ mu là loài thực vật phát triển ở vành đai khí hậu nào sau đây ở nước ta?

A. Ôn đới gió mùa trên núi.

B. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

C. Cận xích đạo gió mùa.

D. Nhiệt đới gió mùa

Câu 6:

Khí hậu đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Không có tháng nào trên 20oC.

B. Lượng mưa giảm khi lên cao.

C. Không có tháng nào trên 25oC.

D. Độ ẩm giảm nhiều so với chân núi.

Câu 7:

Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.

B. Phòng và khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

C. Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.

D. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.

Câu 8:

Vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn đã mang lại cho nước ta thuận lợi nào sau đây về tự nhiên?

A. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.

B. Khí hậu có 2 mùa mưa, khô rõ rệt.

C. Tài nguyên đất phong phú, đa dạng.

D. Nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng.

Câu 9:

Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?

A. Đang được phục hồi cả về số lượng và chất lượng.

B. Tổng diện tích đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn suy giảm.

C. Đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng.

D. Chất lượng đã được phục hồi nhưng diện tích giảm sút nhanh.

Câu 10:

Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là

A. có hỗn hợp cả đất phù sa cổ và đất đỏ badan.

B. được nâng cao trong vận động Tân Kiến Tạo.

C. được hình thành do tác động của dòng chảy.

D. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Câu 11:

Vùng ven biển nước ta không có hệ sinh thái nào sau đây?

A. Hệ sinh thái trên đất phèn.

B. Hệ sinh thái rừng trên các đảo.

C. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

D. Hệ sinh thái rừng nửa rụng lá.

Câu 12:

Nguyên nhân nào sau đây làm cho khí hậu nước ta có lượng mưa lớn trong mùa hạ?

A. Hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc

B. Hoạt động của gió mùa mùa hạ.

C. Gió mùa mùa đông qua biển.

D. Hoạt động của gió đất- gió biển.

Câu 13:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết đỉnh núi nào sau đây của nước ta có độ cao 2051m?

A. Kon Ka Kinh.

B. Vọng Phu.

C. Phu Hoạt.

D. Phu Luông.

Câu 14:

Căn cứ vào trang 10 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết đỉnh lũ trên sông Hồng vào tháng nào sau đây?

A. VI

B. VII

C. VIII

D. IX

Câu 15:

Căn cứ vào trang 9 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với thời gian hoạt động của bão ở Việt Nam?

A. Thời gian mùa bão nhanh dần từ Bắc vào Nam.

B. Thời gian mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

C. Thời gian mùa bão sớm nhất ở Bắc Trung Bộ.

D. Thời gian mùa bão chậm nhất ở Nam Trung Bộ.

Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ven biển và đảo, quần đảo nước ta có những khu dự trữ sinh quyển thế giới nào sau đây

A. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo

B. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Rạch Giá.

C. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Núi Chúa

D. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc

Câu 17:

Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của

A. đất đai

B. sinh vật

C. khí hậu

D. sông ngòi.

Câu 18:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta phân hóa đa dạng?

A. Có núi, đồi, cao nguyên, sơn nguyên, thung lũng.

B. Có vịnh, vụng biển, đầm phá, mũi đất.

C. Có nhiều vùng núi, đồi và các đồng bằng.

D. Có đồng bằng chậu thổ và đồng bằng duyên hải.

Câu 19:

Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là

A. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

B. gió mùa Tây Nam và gió tây nam.

C. gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc

D. gió Tây Nam và Tín phong bán cầu Bắc.

Câu 20:

Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là nhờ

A. nằm ở phía Đông Nam lục địa Á- Âu

B. nằm kề biển Đông rộng lớn

C. chịu tác động của các khối khí qua biển Đông.

D. ở trong khu vực gió mùa chậu Á

Câu 21:

Trở ngại lớn nhất trong sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

B. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi thất thường, nhiều thiên tai.

C. nhiều thiên tai, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

D. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín.

Câu 22:

Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào

A. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa

B. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu.

C. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp.

D. biển rộng, nhiệt độ cao và và tương đối kín.

Câu 23:

Hàng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do

A. góc nhập xạ lớn và hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

B. góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng dài.

C. góc nhập xạ lớn và liền kề biển Đông rộng lớn.

D. góc nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa

Câu 24:

Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng

A. mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên.

B. cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

C. ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.

D. mất cân bằng sinh thái và sự biến đổi khí hậu.

Câu 25:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam là do

A. lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều bắc nam.

B. vị trí địa lí nước ta nằm kề Biển Đông.

C. hoạt động của gió mùa khác nhau ở các miền.

D. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc