Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Bài 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi

A. cơ bản, toàn diện.

B. tức thì, toàn diện. 

C. căn bản, toàn diện.

D. nhanh chóng, toàn diện.

Câu 2:

Cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai là quá trình ứng dụng trang bị những thành tựu của

A. công nghệ tiên tiến hiện đại.

B. người máy, rô bôt tiên tiến hiện đại. 

C. công nghiệp cơ khí tiên tiến hiện đại.

D. khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại.

Câu 3:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?

A. Thế kỷ XVIII.

B. Thế kỷ VII.

C. Thế kỷ XX.

D. Thế kỷ XIX.

Câu 4:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai ứng với quá trình

A. hiện đại hoá.

B. công nghiệp hoá. 

C. tự động hoá.

D. công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Câu 5:

Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất là

A. điện.

B. máy tính.

C. máy hơi nước.

D. xe lửa.

Câu 6:

Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH gắn với phát triển yếu tố kinh tế

A. tri thức.

B. hiện đại. 

C. thị trường.

D. nông nghiệp.

Câu 7:

Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta là phát triển mạnh mẽ

A. lực lượng sản xuất.

B. ngành công nghiệp cơ khí.

C. khoa học kĩ thuật.

D. công nghệ thông tin.

Câu 8:

Theo em trách nhiệm đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là trách nhiệm của

A. một cá nhân.

B. mọi công dân.

C. một cơ quan đoàn thể.

D. một tổ chức.

Câu 9:

Trong sản xuất kinh doanh cần lựa chọn ngành hàng, mặt hàng

A. có khả năng cạnh tranh cao.

B. có giá trị cao. 

C. có hình thức, mẫu mã phù hợp.

D. có chất lượng cao.

Câu 10:

Công việc phải làm của công nghiệp hoá hiện đại hoá là chuyển đổi căn bản toàn diện

A. các dịch vụ.

B. các hoạt động công nghiệp. 

C. về kinh tế xã hội.

D. các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế.

Câu 11:

Công nghệ vi sinh, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay?

A. Hiện đại hóa.

B. Tự động hóa.

C. Công nghiệp hóa.

D. Đô thị hóa.

Câu 12:

Giáo dục đào tạo khoa học công nghệ được Đảng và nhà nước ta xác định là 

A. tăng số người ở độ tuổi lao động qua đào tạo.

B. phát triển kinh tế thị trường . 

C. quốc sách hàng đầu.

D. nâng cao trình độ người lao động.

Câu 13:

Một trong những tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do yêu cầu phải

A. xây dựng nhanh, vững mạnh đất nước. 

B. xây dựng toàn diện chủ nghĩa xã hội. 

C. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. 

D. tìm ra đường lối mới để phát triển đất nước.

Câu 14:

Một trong những tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do yêu cầu phải

A. hợp tác phát triển lâu dài với các nước trên thế giới. 

B. rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ. 

C. tạo ra một bước nhảy vọt về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ. 

D. đẩy nhanh về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ.

Câu 15:

Nội dung nào sau đây không phải là nội dung phản ánh tác dụng của CNH- HĐH?

A. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội 

B. Xây dựng đất nước Việt Nam to lớn giàu mạnh. 

C. Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới XHCN. 

D. Tạo ra một lực lượng sản xuất mới.

Câu 16:

Những yêu cầu nào dưới đây không nói lên tính tất yếu khách quan phải thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta?

A. Tạo ra năng xuất lao động đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. 

B. Rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. 

C. Xây dựng một lực lượng sản xuất mới đáp ứng đước yêu cầu mới. 

D. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Câu 17:

Thực hiện tốt nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá có

A. bước đầu có ảnh hưởng.

B. tác dụng to lớn và toàn diện. 

C. tiền đề cho công nghiệp phát triển.

D. tạm thời ổn định bền vững.

Câu 18:

Tổng thể hữu cơ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế là nội dung của

A. vùng kinh tế.

B. miền kinh tế.

C. cơ cấu kinh tế.

D. thành phần kinh tế.

Câu 19:

Cơ cấu kinh tế nào là cốt lõi của nền kinh tế ?

 

A. Cơ cấu vùng kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế. 

C. Cơ cấu thị phần kinh tế.

D. Cơ cấu ngành kinh tế.

Câu 20:

Nước ta gia nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới) vào năm nào?

A. 2005

B. 2000

C. 2009

D. 2006

Câu 21:

Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ theo hướng hiện đại đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là trách nhiệm

A. công dân.

B. nhà nước. 

C. các đoàn thể .

D. tổ chức.

Câu 22:

Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nội dung thuộc

A. khái niệm CNH – HĐH.

B. tính tất yếu, khách quan của CNH – HĐH. 

C. nội dung cơ bản của CNH – HĐH.

D. tác dụng của CNH – HĐH.

Câu 23:

Trong nông nghiệp, chuyển từ hình thức lao động: Con trâu đi trước, cái cày đi sau sang lao động bằng rô bốt là quá trình

A. đô thị hóa.

B. hiện đại hóa.

C. công nghiệp hóa.

D. tự động hóa.

Câu 24:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ bản của

A. công nghiệp hóa.

B. kinh tế tri thức. 

C. hiện đại hóa.

D. tự động hóa.

Câu 25:

Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá: "Tôi thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp dược trong nước đã bắt đầu có hiện tượng tách tốp như trong một cuộc đua xe đạp, chúng ta đang có những nhà máy tách lên tốp đầu tức là tốp sẽ đạt những tiêu chuẩn PICS, tiêu chuẩn Nhật Bản hoặc là tiêu chuẩn châu Âu". Nhận định này nói lên quá trình gì ở nước ta hiện nay?

A. Hiện đại hóa.

B. Công nghiệp hóa.

C. Cơ khí hóa.

D. Tự động hóa.

Câu 26:

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đã áp dụng ADS-B truyền qua kênh vô tuyến để cập nhật liên tục trạng thái của tàu bay đang hoạt động trên cao, với sự hỗ trợ của hệ thống vệ tinh GPS và trạm thu mặt đất. Việc làm này là đã thực hiện quá trình

A. Hiện đại hóa.

B. Công nghiệp hóa.

C. Cơ khí hóa.

D. Tự động hóa.

Câu 27:

Công ty Thụy Sĩ Suitart đã ra mắt trang phục có tên là Diamond Armor, bề ngoài nó chẳng khác gì trang phục bình thường nhưng thực tế nó lại có tác dụng ngoài sự mong muốn: chống đạn. Sản phẩm này là kết quả của quá trình

A. cơ khí hóa.

B. tự động hóa.

C. công nghiệp hóa

D. hiện đại hóa.

Câu 28:

Xã hội thừa nhận mặt hàng A bán trên thị trường nếu bán có lãi là 4 giờ, nhưng do cải tiến kỹ thuật anh H chỉ sản xuất ra mặt hàng A trong thời gian là 1 giờ. Như vậy anh H đã thực hiện quá trình

A. Tự động hóa.

B. Công nghiệp hóa.

C. Phân công lao động.

D. Hiện đại hóa .

Câu 29:

Người lao động ở vùng sâu, vùng xa đang có xu hướng chuyển xuống các thành phố lớn để kiếm sống là quá trình

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. Chuyển dịch lao động. 

C. Gia tăng dân số.

D. Chuyển đổi hình thức kinh doanh.

Câu 30:

Để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta cần

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. phân công lao động hợp lý. 

C. thay đổi vùng kinh tế. 

D. công bằng trong kinh tế.