CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu phá hoại lần thứ nhất của Mĩ?

A. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí đánh Mĩ của quân dân ta ở hai miền đất nước 

B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam

C. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

D. Phá tiềm lực kinh tế quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Câu 2:

Chiến thắng nào khẳng định quân dân miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mỹ trong “Chiến tranh cục bộ”?

A. Chiến thắng Núi Thành. 

B. Chiến thắng mùa khô 1965-1966.

C. Chiến thắng mùa khô 1966-1967. 

D. Chiến thắng Vạn Tường.

Câu 3:

Ý nào sau đây không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam?

A. Nhanh chóng tạo ưu thế mới về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân ta bằng các cuộc hành quân “tìm, diệt” 

B. Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về thế phòng ngự, phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới

C. Mở các cuộc hành quân “tìm, diệt” và “bình định” vào các vùng giải phóng của ta

D. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” và coi đây là “xương sống” của chiến lược

Câu 4:

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?

A. Mỹ phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại hội nghị Pari.

B. Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” năm 1959 - 1960

C. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968.

D. Chiến thắng trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 5:

Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. 

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

C. Thắng lợi trong trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 6:

Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là

A. Thất bại sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. 

B. Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không".

C. Thất bại nặng nề của Mĩ trong thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng của địch, buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa trở lại".

Câu 7:

Để tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ chủ yếu sử dụng lực lượng

A. Quân đội viễn chinh Mĩ. 

B. Quân đội các nước đồng minh của Mĩ.

C. Quân đội Sài gòn và quân đội viễn chinh Mĩ.

D. Quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hoả lực, không quân của Mĩ

Câu 8:

Đập tan cuộc hành quân của Mĩ mang tên “Lam Sơn 719“ (từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971) có sự phối hợp của quân đội nước nào?

A. Quân đội Việt Nam với quân dân Lào 

B. Quân đội Việt Nam với quân dân Campuchia

C. Quân đội Việt Nam với quân dân Lào và quân dân Campuchia

D. Quân đội Lào với quân dân Campuchia

Câu 9:

Trận đánh quyết định của ta buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí với ta hiệp định Pari năm 1973 là

A. trận Ngọc Hồi – Đống Đa 

B. trận Điện Biên Phủ trên không

C. trận Điện Biên Phủ trên cao 

D. trận Điện Biên Phủ mặt đất

Câu 10:

Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra với quy mô và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” do

A. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực không quân hậu cần Mĩ 

B. Thực hiện nhiệm vụ của một cuộc chiến tranh tổng lực

C. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí trang bị kĩ thuật phương tiện chiến tranh của Mĩ

D. Được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ), số quân đông vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả miền Bắc

Câu 11:

Nội dung nào là công thức tổng quát về chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam

A. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ + quân đồng minh+ quân đội Sài Gòn+ vũ khí, trang thiết bị của Mĩ 

B. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu+ vũ khí, trang thiết bị của Mĩ

C. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu+ quân đội Sài Gòn+ vũ khí, trang thiết bị của Mĩ

D. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ+ quân đồng minh+ trang thiết bị của Mĩ

Câu 12:

Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), yếu tố bất ngờ nhất khiến cho địch choáng váng là

A. Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn 

B. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn

C. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất

D. Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn

Câu 13:

Âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm

A. Tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn 

B. Giảm xương máu của Mỹ trên chiến trường.

C. Tận dùng xương máu của người Việt Nam

D. Rút dần quân Mỹ và quân đồng minh

Câu 14:

Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pa-ri?

A. Rút nhỏ giọt quân Mĩ về nước. 

B. Để lại quân đồng minh ở lại chiến đấu ở miền Nam.

C. Giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự.

D. Viện trợ cho chính quyền Sài Gòn để tiếp tục thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh”.

Câu 15:

Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của trận Điện Biên Phủ trên không?

A. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Campuchia 

B. Buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam

C. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng bắn các hoạt động chống phá miền Bắc

D. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Câu 16:

Ý nghĩa nào dưới đây không nằm trong thắng lợi của cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972? 

A. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ. 

B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của “Việt Nam hóa” chiến tranh.

C. Buộc Mĩ phải ngừng ngay cuộc ném bom bắn phá miền Bắc 12 ngày đêm.

D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh.

Câu 17:

Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào?

A. Tất cả mọi điều khoản được quy định tại hiệp định đã được hoàn tất. 

B. Pháp đã hoàn tất chuyển giao mọi trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ– ne–vơ cho chính quyền Bửu Lộc.

C. Pháp đã xúc tiến mọi việc cho công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử hai miền

D. Rất nhiều điều khoản ghi trong hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được hoàn tất

Câu 18:

Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược là

A. Chiến thắng Phước Long 

B. Chiến dịch Tây Nguyên

C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng 

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh

Câu 19:

Sự kiện nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước?

A. Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. 

B. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

D. Những quyết định của kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7 - 1976).

Câu 20:

Sau khi kí hiệp định Pa-ri và rút quân về nước Mĩ vẫn có hành động gì để thể hiện âm mưu tiếp tục kéo dài chiến tranh ở Việt Nam?

A. Giữ lại hơn 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn 

B. Tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn

C. Tăng cường quân một số nước Đồng minh của Mĩ

D. Tăng cường viện trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh cho quân đội Sài Gòn

Câu 21:

Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri của chính quyền Sài Gòn là

A. Củng cố niềm tin cho binh lính Sài Gòn. 

B. Thực hiện chiến lược phòng ngự “quét và giữ”.

C. Hỗ trợ cho “chiến tranh đặc biệt tăng cương” ở Lào.

D. Tiếp tục chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxon

Câu 22:

Đỉnh cao của đợt hoạt động quân sự Đông-Xuân 1974-1975 là

A. Loại khỏi vòng chiến đấu 5000 tên địch  

B. Mở rộng vùng giải phóng

C. Giải phóng hoàn toàn đất nước 

D. Chiến thắng đường 14-Phước Long

Câu 23:

Sau Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam là gì?

A. Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ rút khỏi nước ta 

B. Chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang dao động, có nguy cơ sụp đổ

C. Quân Mĩ vẫn còn ở lại miền Nam nên cách mạng miền Nam gặp khó khăn

D. Lực lượng cách mạng lớn mạnh về mọi mặt, khả năng đánh đổ quân đội Sài Gòn

Câu 24:

Hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất để Đảng đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?

A. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn 

B. Khả năng chi viện của miền Bắc cho chính trường miền Nam

C. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long

D. Quân Mĩ đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa.

Câu 25:

Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ?

A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966 

B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

D. Chiến thắng Plâyme, Đất Cuốc, Bàu Bàng.

Câu 26:

Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam được thành lập có ý nghĩa gì ?

A. Khẳng định những thắng lợi to lớn của cách mạng Miền Nam trên lĩnh vực quân sự. 

B. Đây là một thắng lợi trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng miền Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của mặt trận đấu tranh ngoại giao.

C. Cách mạng miền Nam đã có đủ cơ sở pháp lí để đấu tranh chống lại chính quyền Sài Gòn trên mặt trận ngoại giao.

D. Khẳng định những thắng lợi to lớn của cách mạng Miền Nam trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao.

Câu 27:

Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã:

A. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định". 

B. Tăng đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam.

C. Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại.

D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.

Câu 28:

Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm

A. "Trả đũa" việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mĩ ở Plâycu. 

B. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc.

D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta.

Câu 29:

Tập đoàn Níchxơn thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai nhằm:

A. Cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri. 

B. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.

C. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.

D. Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.

Câu 30:

Khâu chính của công cuộc cải tạo quan hộ sản xuất Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong năm 1958 – 1960?

A. Thành lập các công ty công thương nghiệp tư bản tư doanh. 

B. Vận động hợp tác hoá trong sán xuất nông nghiệp.

C. Phát triển thành phân kinh tế quốc doanh.

D. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.