ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930-1945) MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ủy ban quân sự Bắc Kì được thành lập có nhiệm vụ cơ bản là

A. Chỉ huy các chiến khu mật miền Bắc và giúp đỡ toàn quốc về quân sự. 

B. Thành lập Việt Nam giải phóng quân.

C. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.

D. Thành lập Ủy ban lâm thời khu giải phóng

Câu 2:

Phong trào cách mạng 1930 -1931 có ý nghĩa như

A. Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này 

B. Cuộc tập dượt thứ hai của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này

C. Cuộc tập dượt chống chủ nghĩa khủng bố của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này

D. Cuộc tập dượt chống chủ nghĩa phát xít của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Câu 3:

Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản. 

B. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản.

C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.

D. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 4:

Năm 1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi thành

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.  

B. Mặt trận Liên Việt.

C. Mặt trận Phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 5:

Mặt trận được Đảng ta thành lập tháng 7 năm 1936 có tên gọi là gì?

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. 

B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh

C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 6:

Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là

A. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. 

B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

C. độc lập dân tôc và ruộng đất dân cày.

D. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Câu 7:

Hãy chọn đáp án chính xác nói về hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 – 1936

A. Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc) 

B. Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Sơn chủ trì, họp ở Quảng Châu (Trung Quốc)

C. Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Sơn chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc)

D. Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Quảng Châu (Trung Quốc)

Câu 8:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7.1936) đã xác định đối tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là

A. thế lực phong kiến. 

B. chủ nghĩa đế quốc.

C. bọn phản động thuộc địa. 

D. chính phủ Pháp.

Câu 9:

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là

A. chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới. 

B. chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.

C. chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.

D. chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.

Câu 10:

Đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mặt của nhân dân thế giới là bọn nào?

A. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân. 

B. Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa Đế quốc

C. Không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Câu 11:

Hội nghị tháng 7/1936 của Ban Chấp hành TW Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là

A. chống đế quốc Pháp 

B. chống đế quốc và phong kiến.

C. lật đổ chế độ phong kiến.

D. chống chế độ phản động thuộc địa.

Câu 12:

Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước là

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. 

B. Hà Tĩnh, Hà Nam, Quảng Nam, Quảng Bình.

C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. 

D. Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Quảng Ninh.

Câu 13:

Hà Nội giành chính quyền vào ngày 

A. 19/8/1945 

B. 15/8/1945.  

C. 20/8/1945.  

D. 25/8/1945.

Câu 14:

Sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn địa điểm nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?

A. Cao Bằng. 

B. Bắc Sơn – Võ Nhai.

C. Lạng Sơn. 

D. Tân Trào

Câu 15:

Bản “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng?

A. Chuyển sang thời kì khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận. 

B. Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

C. Chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

D. Chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp khởi nghĩa vũ trang.

Câu 16:

Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng thị xã

A. Cao Bằng. 

B. Thái Nguyên.

C. Tuyên Quang.

D. Lào Cai.

Câu 17:

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là

A. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa. 

B. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang

C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

Câu 18:

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra và giành thắng lợi trong khoảng thời gian nào

A. Từ 14/8/1945 đến 2/9/1945

B. Từ 14/8/1945 đến 28/8/1945

C. Từ 15/8/1945 đến 28/8/1945 

D. Từ 13/8/1945 đến 2/9/1945

Câu 19:

Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức tại đâu?

A. Pác Bó (Cao Bằng). 

B. Bắc Cạn.

C. Bắc Sơn (Lạng Sơn).

D. Tân Trào (Tuyên Quang).

Câu 20:

Ngày 12 - 3 - 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị

A. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. 

B. Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

C. Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

D. Sắm vũ khí đuổi thù chung.

Câu 21:

Ngày 22 – 12 – 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là

A. Trung đội Cứu quốc quân III.   

B. Đội du kích Bắc Sơn.

C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. 

D. Việt Nam giải phóng quân

Câu 22:

Ngày 13-8-1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào?

A. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.  

B. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng.

C. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.

D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

Câu 23:

Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong thời điểm lịch sử

A. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội (19/8/1945). 

B. Đại hội quốc dân Tân Trào (16 đến 18/8/1945).

C. “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945.

D. Hội nghị toàn quốc diễn ra từ ngày 13 đến 15/8/1945.

Câu 24:

Ngày 19/5/1941, tổ chức nào của cách mạng Việt Nam dưới đây ra đời

A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương 

B. Việt Nam độc lập đồng minh

C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

D. Mặt trận dân chủ Đông Dương

Câu 25:

Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc được Đảng và Hồ Chí Minh chọn là

A. Tân Trào (Tuyên Quang).

B. Định Hoá (Thái Nguyên).

C. Bắc Sơn (Lạng Sơn). 

D. Pác Bó (Cao Bằng).

Câu 26:

Hội nghị Ban chấp Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 5/1941 đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của Đảng là

A. giải phóng dân tộc  

B. đánh đổ phong kiến

C. thực hiện người cày có ruộng  

D. giải phóng các dân tộc Đông Dương

Câu 27:

Hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1930-1945 là

A. Tuyên Quang, Cao Bằng 

B. Lạng Sơn và Cao Bằng

C. Cao Bằng, Bắc Cạn

D. Bắc Sơn- Võ Nhai, Cao Bằng

Câu 28:

Hội Nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng do ai chủ trì?

A. Lê Hồng Phong    

B. Nguyễn Văn Cừ 

C. Nguyễn Ái Quốc

D. Trần Phú

Câu 29:

Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam lúc này là

A. Phát xít Nhật.    

B. Thực dân Pháp. 

C. Đế quốc Mĩ.

D. Thực dân Pháp và phát xít Nhật

Câu 30:

Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945) đã có quyết định quan trọng gì?

A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. 

B. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền.

C. Cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

D. Thống nhất Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân.