ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930-1945) MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới. 

B. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.

C. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh công khai kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới.

D. Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh.

Câu 2:

Mục tiêu đấu tranh của phong trào 1930-1931 là

A. chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. 

B. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

C. chống đế quốc, chống phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.

D. chống đế quốc Pháp giành độc lập cho dân tộc.

Câu 3:

Khối Liên minh công-nông được hình thành từ phong trào nào?

A. Từ phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930 

B. Từ phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh

C. Từ phong trào cách mạng 1930-1931

D. Từ phong trào dân chủ 1936-1939

Câu 4:

Ai là Tổng bí thư đầu tiên của nước ta?

A. Nguyễn Ái Quốc 

B. Trần Phú 

C. Lê Hồng Phong 

D. Nguyễn Văn Cừ

Câu 5:

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất ở

A. Sài Gòn. 

B. Nghệ - Tĩnh. 

C. Cố đô Huế. 

D. Hà Nội

Câu 6:

Hậu quả cơ bản của cuộc khủng hoảng kinh tế 1919-1933 tác động đến xã hội nước ta là

A. Đời sống của tất cả giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam rất cực khổ 

B. Lạm phát phi mã, đời sống nhân dân điêu đứng

C. Mâu thuẫn xã hội giữa thực dân Pháp với nhân dân diễn ra sâu sắc

D. Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm

Câu 7:

Điều gì chứng tỏ từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển đạt đỉnh cao?

A. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân. 

B. Thực hiện liên minh công-nông bền vững.

C. Phong trào diễn ra khắp cả nước.

D. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập Xô viết

Câu 8:

Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nghệ - Tĩnh là

A. Khởi nghĩa vũ trang. 

B. Mít tinh, biểu tình đòi chính quyền thực dân trao trả độc lập.

C. Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang, tấn công vào chính quyền địch ở địa phương, thành lập chính quyền công – nông.

D. Xuất bản sách báo tiến bộ tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến.

Câu 9:

Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội trong thời kì 1936-1939 là

A. Vận động quần chúng thực hiện chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương. 

B. Thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.

C. Triệu tập Hội nghị Đông Dương để bàn về vấn đề chống chủ nghĩa phát xít.

D. Phong trào đấu tranh công khai của nhân dân ta.

Câu 10:

Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?

A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931. 

B. Phong trào giải phóng dân tộc 1936 – 1939.

C. Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.

D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Câu 11:

Cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong những năm 1936 – 1939 là

A. Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản và hoàn cảnh lịch sử trong nước. 

B. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

C. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi do Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

D. Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Đông Dương hết sức khó khăn, yêu cầu dân sinh dân chủ trở nên bức thiết.

Câu 12:

Trong các sự kiện dưới đây sự kiện nào không thuộc phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh dân chủ của nhân dân Việt Nam thời kì 1936 - 1939?

A. Cuộc mittinh kỉ niệm ngày Quốc tế lao động (1 - 5 - 1938). 

B. Cuộc bầu cử vào viện Dân Biểu Trung Kì (1937).

C. Phong trào Đông Dương Đại hội (8 - 1936).

D. "Đón rước" phái viên Gôđa và Toàn quyền Brêviê (1937).

Câu 13:

Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 – 1939 là do đời sống của họ

A. Có phần ổn định. 

B. Khó khăn, cực khổ. 

C. Được cải thiện hơn. 

D. Không quá khó khăn.

Câu 14:

Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936-1939 là

A. Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương. 

B. Hệ thống tổ chức của Đảng và quần chúng chưa được phục hồi.

C. Chính quyền thực dân ở Đông Dương đẩy mạnh khai thác thuộc địa

D. Có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng

Câu 15:

Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936-1939

A. đấu tranh nghị trường 

B. Mittinh, đưa dân nguyện

C. đấu tranh báo chí 

D. đấu tranh vũ trang

Câu 16:

Dựa vào điều kiện nào để Đảng ta xác định hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 –1939 là công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp?

A. Chính phủ Pháp cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. 

B. Lực lượng chính trị ở Việt Nam đã trở thành một lực lượng hùng hậu.

C. Chủ nghĩa phát xít đang chạy đua vũ trang, chuẩn bị gây chiến tranh.

D. Quốc tế Cộng sản xác định mục tiêu đấu tranh là đòi hoà bình, dân chủ.

Câu 17:

Mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939 là mâu thuẫn giữa

A. nhân dân ta với thực dân Pháp. 

B. tư sản với công nhân.

C. nhân dân ta với phát xít Nhật. 

D. nông dân với địa chủ.

Câu 18:

Đâu không phải là thành công mà phong trào dân chủ 1936 – 1939 đạt được

A. Khối liên minh công – nông được hình thành

B. Đảng đã có một cuộc tập dượt chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.

C. Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách.

D. Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng.

Câu 19:

Trong thời kì 1936-1939, tại sao chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất?

A. Vì được nhân dân ủng hộ nhất 

B. Vì có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.

C. Vì có nhiều đảng viên nhất

D. Vì xây dựng được cơ sở Đảng ở khắp cả nước

Câu 20:

Phong trào Đông Dương đại hội đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?

A. Bất hợp pháp.

B. Công khai, bất hợp pháp.

C. Công khai, hợp pháp. 

D. Bán công khai, bán hợp pháp.

Câu 21:

Nội dung nào đúng nhất về việc xác định lực lượng cách mạng của phong trào 1936 – 1939

A. Chủ yếu là công nhân và nông dân. 

B. Công nhân và nông dân.

C. Đông đảo các giai cấp, tầng lớp và những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương.

D. Mọi người Viêṭ Nam có lòng yêu nước.

Câu 22:

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 không mở đầu kỉ nguyên mới nào sau đây của lịch sử dân tộc

A. Kỷ nguyên độc lập, tự do 

B. Kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc

C. Kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội

D. Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xã hội chủ nghĩa

Câu 23:

Nội dung nào sau đây không thuộc nghị quyết được thông qua tại hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941

A. Giải phóng dân tộc 

B. Kẻ thù cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật

C. Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp

D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất

Câu 24:

Từ ngày 10 đến 19/5/1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử nào có liên quan đến cách mạng tháng Tám

A. Cuộc binh biến Đô Lương (Nghệ An) 

B. Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc

C. Diễn ra Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 7

D. Diễn ra Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 8

Câu 25:

"Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập" là chủ trương của Đảng tại

A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Ðông Dương (11/1939). 

B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).

C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11/1940).

D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941).

Câu 26:

Căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta do Nguyễn Ái Quốc xây dựng là

A. Bắc Kạn. 

B. Hà Giang. 

C. Tuyên Quang. 

D. Cao Bằng

Câu 27:

Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. 

B. Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.

Câu 28:

Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?

A. Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945. 

B. Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.

C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.

D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: độc lập tự do, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

Câu 29:

Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đã góp phần vào việc xóa bỏ chủ nghĩa phát xít trên thế giới?

A. Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

B. Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Câu 30:

Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là

A. cao trào kháng Pháp và Nhật. 

B. cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.

C. cao trào kháng Nhật cứu nước. 

D. phong trào chống Nhật cứu nước.