ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930-1945) MỨC ĐỘ VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là 

A. Đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiến tay sai. 

B. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân

C. Để lại nhiều bài học sáng tạo cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn Việt Nam.

Câu 2:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 đã làm trầm rọng thêm tình trạng đói khổ của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhưng khổ cực nhất vẫn là

A. nông dân  

B. Trí thức, tiểu tư sản

C. công nhân

D. tư sản

Câu 3:

Nội dung nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Chính sách khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái. 

B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

C. Giai cấp địa chủ phong kiến câu kết với Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ với nhân dân.

D. Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Câu 4:

Ý nào không phản ánh đúng điểm mới của phong trào 1930-1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930?

A. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng cộng sản lãnh đạo 

B. Đã thành lập được mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai

C. Diễn ra trên quy mô rộng lớn từ Bắc vào Nam mang tính chất thống nhất cao

D. Mang tính chất cách mạng triệt để nhằm vào 2 kẻ thù đế quốc và tay sai

Câu 5:

Dưới đây là những tên gọi của lực lượng vũ trang Việt Nam

1.    Quân đội Quốc gia Việt Nam

2.    Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

3.    Vệ quốc đoàn.

4.    Việt Nam Giải phóng quân.

Hãy sắp xếp sự ra đời của các lực lượng vũ trang trên theo đúng trình tự thời gian.

A. 3,4,2,1. 

B. 3,2,1,4   

C. 4,2,3,1

D. 2,4,3,1

Câu 6:

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là

A. chống bọn phản động thuộc địa, thực hiện dân sinh,dân chủ. 

B. chống phong kiến để chia ruộng đất cho dân cày.

C. chống phát xít, góp phần giữ gìn anh ninh thế giới.

D. chống đế quốc để giải phóng dân tộc.

Câu 7:

Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước trong năm 1930 là gì?

A. Những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống. 

B. Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể.

C. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.

D. Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.

Câu 8:

Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào?

A. Phong trào đã giáng đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến 

B. Phong trào đấu tranh trên phạm vi rộng khắp từ Bắc vào Nam

C. Phong trào thực hiện sự liên minh công – nông vững chắc.

D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh

Câu 9:

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về phong trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân Việt Nam?

A. Có hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. 

B. Mang tính thống nhất cao, nhưng chưa rộng khắp

C. Vô cùng quyết liệt, nhưng chỉ diễn ra ở nông thôn.

D. Diễn ra vô cùng quyết liệt, nhất là ở các thành thị.

Câu 10:

Nét nổi bật của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là gì?

A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân. 

B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.

C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.

D. Tập hợp một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và phương pháp đấu tranh phong phú.

Câu 11:

So với phong trào 1930 - 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của thời kì 1936 - 1939 là

A. Kết hợp đấu tranh công khai và nửa công khai. 

B. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang

C. Kết hợp đấu tranh nghị trường và đấu tranh kinh tế.

D. Kết hợp đấu tranh ngoại giao với vận động quần chúng.

Câu 12:

Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là gì?

A. Dảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức phương pháp đấu tranh phong phú 

B. Tập hợp một lượng công – nông hùng mạnh

C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao

D. Uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân

Câu 13:

Điểm khác nhau trong cách xác định nhiệm vụ cách mạng trước mắt giai đoạn 1936-1939 so với giai đoạn 1930 – 1931 là

A. Chống đế quốc và chống phong kiến. 

B. Chống chế độ phản động thuôc điạ, chống phát xít, chống chiến tranh.

C. Chống đế quốc, phản động tay sai.

D. Chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai

Câu 14:

Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào

A. có tính chất dân tộc  

B. có tính dân chủ.

C. không mang tính cách mạng. 

D. không mang tính dân tộc.

Câu 15:

Hội nghị Ban Chấp hành trung ương nào đã đề ra chủ trương chuyển hướng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939. 

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1940.

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 05/1941.

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 07/1936

Câu 16:

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là

A. giữa nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật 

B. giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật

C. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến

D. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp

Câu 17:

"Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?

A. Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga xa ki của Nhật. 

B. Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945).

C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.

D. Sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Câu 18:

Trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa (13 - 8 - 1945), tại nhiều địa phương trên cả nước đã nổ ra khởi nghĩa, vì

A. Đảng bộ các địa phương biết tin phát xít Nhật sắp đầu hàng qua đài phát thanh nên đã phát động nhân dân địa phương đứng lên hành động. 

B. Biết tin Hồng quân Liên Xô tuyên chiến, tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật.

C. Đảng bộ các địa phương vận dụng linh hoạt chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".

D. Quân Nhật và tay sai ở các địa phương không dám chống cự, mất hết tinh thần chiến đấu

Câu 19:

Sự chuyển hướng quan trọng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) là so với hội nghị nào dưới đây?

A. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). 

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1936).

C. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1938).

Câu 20:

Tên gọi “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” có nghĩa là

A. Chỉ coi trọng hoạt động chính trị   

B. Chỉ chú trọng hoạt động quân sự.

C. Chính trị quan trọng hơn quân sự.

D. Quân sự quan trọng hơn chính trị.

Câu 21:

Tháng 6 -1940 sự kiện nổi bật nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng tới Việt Nam là

A. Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.

B. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.

C. chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.

D. quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.

Câu 22:

Điểm mới của hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Đông Dương 5-1941 so với hội nghị 11-1939 là

A. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến 

B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô giảm tức

C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng bước ở Đông Dương

D. Thành lập Mặt trận thống nhất rộng rãi chống đế quốc

Câu 23:

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của nhân dân ta diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu là do

A. Đảng ta chọn đúng thời cơ phát động khởi nghĩa. 

B. Đảng đã có sự chuyển hướng chiến lược kịp thời.

C. Chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.

D. Quân Đồng minh tiến công mạnh vào quân Nhật ở châu Á.

Câu 24:

Để khắc phục điểm hạn chế về nhiệm vụ cách mạng trong Luận cương chính trị (10/1930), thời kì 1939-1945, Đảng đã chủ trương

A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. 

B. Thay khẩu hiệu thành lập chính phủ xô viết công-nông-binh bằng khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa.

C. Giảm tô, giảm thuế, chia ruộng đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.

D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra nhiệm vụ tịch thu ruộng đất của bọn thực dân, phong kiến chia cho dân cày nghèo.

Câu 25:

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, bất khuất. 

B. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí, đồng lòng.

D. Điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.

Câu 26:

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

1.    Cao trào kháng Nhật cứu nước  

2.    Nhật xâm lược Đông Dương

3.    Mặt trận Việt Minh ra đời

4.    Nhật đảo chính Pháp

A. 1 – 3 – 2 – 4 

B. 2 – 3 – 4 – 1  

C. 3 – 4 – 2 – 1  

D. 4 – 1 – 3

Câu 27:

Dưới đây là những sự kiện liên quan đến sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa:

1.    Hồ Chí Minh rời Pác Pó về Tân Trào

2.    Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập

3.    Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam

4.    Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì kết thúc

Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian

A. 3,4,1,2

B. 4,3,2,1  

C. 1,3,2,4  

D. 3,4,2,1

Câu 28:

Dưới đây là những sự kiện liên quan đến diễn biến Tổng khởi nghĩa

1.    Nhân dân Huế giành chính quyền

2.    Nhân dân Hà Nội giành chính quyền

3.    Nhân dân Sài Gòn giành chính quyền

4.    Đồng Nai Thượng, Hà Tiên giành chính quyền

Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian

A. 3,4,1,2 

B. 2,1,3,4 

C. .1,3,2,4

D. 3,4,2,1

Câu 29:

Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là

A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất 

B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp

C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.

D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa.

Câu 30:

“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh“ là lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giành cho

A. Trung đoàn thủ đô 

B. Vệ quốc quân

C. Việt Nam giải phóng quân 

D. Đội cứu quốc quân

Câu 31:

Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong

“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”.

A. Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939). 

B. Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941).

C. “Tuyên ngôn độc lập” (2/9/1945).

D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946).

Câu 32:

Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm được rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay là

A. Nhân nhượng với kẻ thù 

B. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh

C. Linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết giữ vững độc lập chính quyền lãnh thổ

D. Cương quyết trong đấu tranh

Câu 33:

Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương đảng (5/1941) so với các hội nghị trước đó là

A. Đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. 

B. Đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

C. Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Đông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Ðông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Ðộc lập đồng minh.

Câu 34:

Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc?

A. Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh. 

B. Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh

C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước.

D. Có đường lối đúng đắn, phù hợp.

Câu 35:

Khu giải phóng Việt Bắc được ví như

A. Hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập 

B. Thủ đô kháng chiến

C. Trung tâm đầu não kháng chiến

D. Căn cứ địa cách mạng cả nước

Câu 36:

Bài học kinh nghiệm nào là chung nhất của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945?

A. Bài học về phân hóa và cô lập kẻ thù. 

B. Bài học về giành và giữ chính quyền.

C. Bài học về khởi nghĩa vũ trang. 

D. Bài học về liên minh công – nông.

Câu 37:

Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Cách mạng vô sản 

B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

C. Cách mạng dân chủ nhân dân  

D. Cách mạng dân tộc dân chủ

Câu 38:

Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương theo thứ tự thời gian từ năm 1930 đến năm 1940 là

A. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Trường Chinh. 

B. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trường Chinh.

C. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ.

D. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập.

Câu 39:

So với Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11/1939, Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dưong tháng 5/1941 hoàn chỉnh hơn ở điểm nào về cách thức giành chính quyền?

A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi. 

B. Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

D. Xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt ỉà đánh đế quốc tay sai, giải phóng dân tộc

Câu 40:

Sự phát triển của lực lượng chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1939-1945 có đặc điểm gì?

A. Từ nông thôn tiến về các thành thị.   

B. Từ miền núi phát triển xuống miền xuôi.

C. Từ thành thị phát triển về nông thôn.  

D. Từ miền xuôi phát triển lên miền ngược.