DÃY ĐIỆN HÓA - ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là

A. Ca.         

B. Fe.          

C. K

D. Ag.

Câu 2:

Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất

A. Fe.          

B. Sn.         

C. Ag.         

D. Au.

Câu 3:

Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất

A. dẫn nhiệt.        

B. dẫn điện.          

C. tính dẻo. 

D. tính khử.

Câu 4:

Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Ca2+.      

B. Zn2+.       

C. Fe2+.       

D. Ag+.

Câu 5:

Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A.  Fe3+.                      

B. Cu2+.                  

C. Fe2+.                   

D. Al3+.

Câu 6:

Cation kim loại nào sau đây không bị Al khử thành kim loại?

A. Cu2+.      

B. Ag+.        

C. Fe2+.       

D. Mg2+

Câu 7:

Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

A. kim loại Ba.     

B. kim loại Cu.     

C. kim loại Ag.     

D. kim loại Mg.

Câu 8:

Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng lên. Dung dịch X là

A. Cu(NO3)2.        

B. AgNO3.  

C. KNO3.    

D. Fe(NO3)3

Câu 9:

Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện

A. Al, Na, Ba.      

B. Ca, Ni, Zn.       

C. Mg, Fe, Cu.      

D. Fe, Cr, Cu.

Câu 10:

Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân)

A. Cu(NO3)2.              

B. FeCl2.                 

C. K2SO4.               

D. FeSO4.

Câu 11:

Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?

A. Bột sắt.  

B. Bột lưu huỳnh. 

C. Bột than.         

D. Nước.

Câu 12:

Quá trình oxi hóa của phản ứng Fe  +  CuSO4  ®  FeSO4  +  Cu là

A. Fe2+  + 2e  ®  Fe.      

B. Cu2+  + 2e  ®  Cu.    

C. Fe  ®  Fe2+  + 2e.      

D. Cu  ®  Cu2+  + 2e.

Câu 13:

Kim loại nào sau đây không khử được ion Ag+ trong dung dịch AgNO3 thành Ag?

A. Al.          

B. Mg.        

C. Fe.          

D. K.

Câu 14:

Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo ra cùng một  muối là

A. Cu.         

B. Mg.        

C. Fe.          

D. Ag.

Câu 15:

Kim loại X tác dung với H2SO4 loãng cho khí H2. Măṭ khác, oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiêṭ đô ̣cao. X là kim loaị nào?

A. Fe.          

B. Al.          

C. Mg.        

D. Cu.

Câu 16:

Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là kim loại nào dưới đây?

A. Zn.         

B. Ag.         

C. Al.          

D. Fe.

Câu 17:

Bột kim loại X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra. X có thể là kim loại nào?

A. Cu.         

B. Mg.        

C. Ag.         

D. Fe.

Câu 18:

Cho hỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm

A. Cu.         

B. CuCl2; MgCl2.  

C. Cu; MgCl2.       

D. Mg; CuCl2.

Câu 19:

Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO4 tạo thành 2 chất kết tủa?

A. Na.         

B. Fe.          

C. Ba.         

D. Zn.

Câu 20:

Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy ?

A. sự oxi hoá ion Mg2+. 

B. sự khử ion Mg2+.      

C. sự oxi hoá ion Cl-.    

D. sự khử ion Cl-.

Câu 21:

Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất

A. Al2O3.    

B. Al2(SO4)3.        

C. NaAlO2. 

D. AlCl3.

Câu 22:

Natri, kali và canxi, magie được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp

A. Thuỷ luyện.                                          

B. Nhiệt luyện.

C. Điện phân nóng chảy.         

D. Điện phân dung dịch.

Câu 23:

Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại

A. Fe.          

B. Na.         

C. K. 

D. Ba.

Câu 24:

Trong phòng thí nghiệm, Cu được điêu chế bằng cách nào dưới đây?

A. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO4. 

B. Điện phân nóng chảy CuCl2.

C. Nhiệt phân Cu(NO3)2.         

D. Cho kim loại K vào dung dịch Cu(NO3)2.

Câu 25:

Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân, M là?

A. Mg.                        

B. Cu.                     

C. Al.                      

D. Na.

Câu 26:

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó?

A. Al.                         

B. K.                       

C. Cu.                     

D. Fe.

Câu 27:

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó?

A. Al.          

B. Mg.        

C. Cu.         

D. Fe.

Câu 28:

Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ:

Oxit X là

 

A. Al2O3.   

B. K2O.       

C. CuO.      

D. MgO.

Câu 29:

Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?

A. Al2O3.    

B. ZnO.       

C. Fe2O3.     

D. FeO.

Câu 30:

Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Na.                        

B. Ag.                     

C. Ca.                     

D. Fe.

Câu 31:

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó?

A. Al.          

B. Ca.         

C. Cu.         

D. Fe

Câu 32:

Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?

A. Al2O3.    

B. MgO.      

C. CaO.      

D. CuO.

Câu 33:

Để thu được kim loại Fe từ dung dịch Fe(NO3)2 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Zn.         

B. Fe.         

C. Na.         

D. Ca.

Câu 34:

Trong công nghiệp kim loại nào dưới đây được điều chế bằng điện phân nóng chảy?

A. Na.         

B. Cu.         

C. Fe.          

D. Ag.

Câu 35:

Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân. Kim loại M là

A. Mg.        

B. Cu.         

C. Al.          

D. Na.

Câu 36:

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng điện phân dung dịch muối?

A. K. 

B. Al.         

C. Ca.         

D. Cu.

Câu 37:

Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A. Mg, Zn, Cu.     

B. Fe, Cu, Ag.      

C. Al, Fe, Cr.        

D. Ba, Ag, Au.

Câu 38:

Khi điện phân CaCl2 nóng chảy (điện cực trơ), tại cực dương xảy ra

A. sự khử ion Cl-. 

B. sự khử ion Ca2+.        

C. sự oxi hoá ion Ca2+.  

D. sự oxi hoá ion Cl-.

Câu 39:

Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

A. khử cation kim loại.                              

B. oxi hóa cation kim loại.

C. oxi hóa kim loại.       

D. khử kim loại.

Câu 40:

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

Phương trình hoá học của phản ứng tạo thành khí Z là

A. CuO + H2 ® Cu + H2O.                  

B. Fe2O3 + 3H2 ® 2Fe + 3H2O.

C. CuO + CO ® Cu + CO2.         

D. 2HCl + CaCO3® CaCl2 + CO2  +  H2O

Câu 41:

Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta thường

A. điện phân dung dịch AlCl3.                  

B. cho Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.

C. cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng.      

D. điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit

Câu 42:

Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện?

A. CuO + CO ® Cu + CO2.                      

B. 2Al + 3CuO ® Al2O3 + 3Cu.

C. Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu.         

D. 2CuSO4 + 2H2® 2Cu + O2 + 2H2SO4.

Câu 43:

Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm. Criolit không có tác dụng nào sau đây?

A. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy.   

B. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

C. Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy.    

D. Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn.

Câu 44:

 

Trường hợp nào sau đây khi cho các chất tác dụng với nhau không tạo ra kim loại?

 

A. K + dung dịch FeCl3.                            

B. Mg + dung dịch Pb(NO3)2.

C. Fe + dung dịch CuCl2.                          

D. Cu + dung dịch AgNO3.

Câu 45:

Cho hỗn hợp Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp ba kim loại. Ba kim loại đó là

A. Mg, Cu và Ag. 

B. Zn, Mg và Ag. 

C. Zn, Mg và Cu. 

D. Zn, Ag và Cu.

Câu 46:

Dãy kim loại nào sau đây khi cho mỗi kim loại vào dung dịch FeCl3 dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn không thu được chất rắn?

A. Cu; Fe; Zn; Al

B. Na; Ca; Al; Mg.         

C. Ag; Al; K; Ca.  

D. Ba; K; Na; Ag.

Câu 47:

Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là

A. 3.                           

B. 1.                       

C. 4.                        

D. 2.

Câu 48:

Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là

A. 1.  

B. 4.  

C. 3.  

D. 2.

Câu 49:

Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là

A. 3.  

B. 4.  

C. 5.  

D. 2.