Đề 16
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã “đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam”?
A. Là cuộc đấu tranh cỏ tồ chức, cỏ quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.
B. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
D. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh dạo.
Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
A. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
B. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
D. Lãnh tụ của phong tràơ giải phóng dân tộc ở Ăng-go-la.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại bài học gì cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới?
A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa hơn là quân sự.
B. Giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình
C. Mở rộng liên kết để cùng phát triển.
D. Không chế tạo vũ khí sát thương cao.
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám (1945)?
A. Buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B.Mở ra một ki nguyên mới cho dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
C. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp- Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc
D. Là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
Lí giải nguyên nhân vì sao từ những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn?
A. Cô lập phong trào giải phóng dân tộc.
B. Địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô suy giảm
C. Kinh tế của Tây Âu vả Nhật Bản vươn lên.
D. Mĩ chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang.
Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự mốc thời gian:
1. Bản Tạm ước được kí.
2. Hiệp định Sơ bộ.
3. Hiệp ước Hoa - Pháp.
4. Pháp nổ súng xâm lược Nam Bộ.
A. 3, 1, 4, 2.
B. 4, 3, 2,1.
C. 1,4, 3, 2.
D. 1, 2, 3, 4
Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là gì?
A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng tên kháng chiến.
B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến
C. Kêu gọi tiên hành cải cách về chính trị, xã hội.
D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
Năm 1860, quân triều đình nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định do:
A. Quân ít.
B. Tinh thần quân triều đình sa sút.
C. Thiếu sư ủng hộ của nhân dân.
D. Không chủ động tấn công giặc.
Sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện lịch sử giai đoạn cách mạng Việt Nam 1919-1930 sau:
1) Tổ chức Tân Việt cách mạng đảng được thành lập.
2) Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập.
3) Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập.
4) Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
A. 3, 4, 1, 2.
B. 2, 1, 4, 3.
C. 4, 3, 2, 1
D. 1, 3, 4, 2.
Hiến chương ASEAN ra đời nhằm mục đích gì?
A. Tạo ra tiếng nói chung, đồng thuận của khu vực.
B. Tạo ra thị trường phát triển chung
C. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững mạnh
D. Xây dựng cộng đồng kinh tế chung
Hội nghị Ianta đã thỏa thuận vè việc đóng quân ở nước Đức sau CTTGII như thế nào?
A. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức và Đông Béc - lin; Mĩ đóng quân ở Tây Đức và Tây Béc - lin.
B. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức và Đông Béc - lin; Mĩ, Anh, Pháp đóng quân ở Tây Đức và Tây Béc - lin.
C. Mỗi nước Liên Xô và Mĩ đóng quân ở một nửa lãnh thổ của Đức
D. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức; Mĩ đóng quân Tây Đức
“NEP” là cụm từ viết tắt của
A.Chính sách kinh tế mới
B.Liên bang Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Xô viết
C. Chính sách cộng sàn thời chiến.
D. Các kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ năm 1925-1941.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng miền Nam?
A. Đánh dấu sự chuyển sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược của cách mạng miền Nam
B. Là điều kiện để Bộ chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975và 1976.
C. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
D. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn.
Ba chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ" và “Việt Nam hóa chiến tranh” mà Mĩ triển khai ở Việt Nam có điểm giống nhau là
A.Đều do quân Mĩ đóng vai trò trụ cột và chủ yếu
B.Đều tiến hành trên toàn Đông Dương
C. Đều do quân đội Sài Gòn chỉ huy.
D. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là sự kiện nào?
A. Tối 19/12/1946, công nhân nhà máy Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện.
B. Pháp ném bom Hà Nội.
C. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa.
D. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động.
Ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp nhằm mục đích gì?
A.Vạch trần chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.
B. Đối phó với âm mưu của Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ của nhân dân Đông Dương.
C. Xây dựng căn cứ kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương.
D. Đoàn kết cùng kháng chiến chống Mĩ.
Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của Quốc tế cộng sản về phong trào Xô- viết Nghệ - Tĩnh: “Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xứ Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng ...trong cái xứ ...nhất là các nước phương Đông”.
A. Quốc tế Cộng sản, Đông Dương,
B. Cộng sản, Đông Dương
C. Quốc tế Cộng sản, thuộc địa.
D. Cộng sản, thuộc địa.
Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
A.Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
B.Để hàng hoá Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.
C. Tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ.
D. Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hoá Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là:
A. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
B. Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng
C. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.
D. Huế, Đà Nằng, Sài Gòn.
Nguyên nhân chủ quan nào quyết định nhất sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
A.Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
B.Ta có hậu phương vững chắc miền Bắc cung cấp sức người, sức của cho miền Nam.
C. Nhờ sự lãnh đạo sáng xuất của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Dương.
Tinh thần nào được phát huy qua hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và năm 1976?
A. Kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ.
B. Đoàn kết quốc tế vô sản.
C. Yêu nước chống ngoại xâm.
D. Đại đoàn kết dân tộc.
Những thành tựu đạt được trong thời kì đầu của công cuộc đổi mới chứng tỏ:
A.Đảng ta đã trưởng thành và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
B.Sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc.
C. Đường lối đổi mới của đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.
D. Sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng.
Nhiệm vụ trước mắt (khẩu hiệu) của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 được Đảng xác định là
A.Chống chủ nghĩa phát xít, chống đế quốc Pháp xâm lược.
B.Chống đế quốc và phong kiến.
C. Chống Pháp và tay sai đòi tự do dân chủ.
D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Chiến dịch nào đã buộc Pháp chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với quân ta?
A. Chiến dịch Thượng Lào năm 1953.
B. Chiến dịch Tây Bắc năm 1952.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
D. Chiên dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
Đặc điểm chung của các nước Đức, Italia và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?
A. Nền cộng hòa sụp đổ, thay bằng nền độc tài quân phiệt
B. Phát xít hóa, quân phiệt hóa chế độ, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và trở thành lò lửa chiến tranh.
C. Đảng Quốc xã nắm chính quyền
D. Diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ
Để thoát khỏi tình trạng đối đầu căng thẳng Đông - Tây, châu Âu đã:
A.Thành lập Cộng đồng châu Âu (EC).
B.Rút ra khỏi các khối quân sự do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.
C. Giúp đỡ Đông Au phát triển kinh tế, phá vỡ bức tường Bec-lin.
D. Kí Định ước Henxinki, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình an ninh châu lục.
Âm mưu cùa Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Nava là gì?
A. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.
B. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định” kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
D. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.
Vì sao nói, Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lao động Việt Nam lần thứ III (1960) đã đưa ra đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo?
A. Đảng đã tiến hành đồng thời cả 2 nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam.
B. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Nam đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
C. Khẳng định vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với cách mạng cả nước.
D. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Bắc đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã cam kết:
A. Giao nộp mọi phương tiện chiến tranh cho quân Đồng minh.
B. Không duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài
C. Không cho bất cứ nước nào đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật.
D. Không nghiên cứu và chế tạo bất cứ loại vũ khí chiến lược nào.
Hạn chế căn bản trong tư tưởng cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là:
A. Tư tưởng Duy tân chỉ tác động tới một bộ phận trí thức không thể thâm nhập vào quảng đại quần chúng nhân dân lao động.
B. Kịch liệt phản đối chủ trương bạo động, vốn là phương pháp truyền thống, rất có hiệu quả trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc trong lịch sử.
C. Phản đối tư tưởng dân chủ lập hiến, dựa vào ngôi vua để thu phục nhân tâm, rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam cũng như khu vực lúc bây giờ.
D. Chủ trương dựa vào Pháp để đem lại sự giàu mạnh, văn minh cho đất nước, coi đó là một trong những cơ sở giành độc lập.
Mục tiêu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Tích cực đẩy mạnh sản xuất, chi viện cho các nước đang phát triển.
B. Tiêu diệt tận gốc CNTB và chế độ người bóc lột người.
C. Đoàn kết phong trào công nhân quốc tế, thành lập quốc tế cộng sản.
D. Bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
Hãy điền vào chỗ trống câu sau cho đúng:
“Hiệp định Pa-ri về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh, kiên cường bất khuất của...”
A. Quân dân miền Nam trong cuộc tổng tiến công chiến lược 1972.
B. Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ.
C. Quân dân ta trên cả hai miền đất nước.
D. Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?
A. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
B. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.
D. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết định chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là của ai?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Trường Chinh
C. Lê Duẩn
D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
“Pháp chạy, Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa...”. Đó la nội dung của:
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cùa Hồ Chí Minh.
B. Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
C. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
D. Bản chỉ thị toàn dân kháng chiến của Thường vụ trung ương Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là:
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Đông Dương cộng sản Đảng
Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì?
A.Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc.
B.Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp.
C. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp.
D. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô?
A. Cải tổ đất nước là sai lầm lớn của Cộng sản Xô Viết. Chính công cuộc cải tổ đã đưa đất nước Xô - viết lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
B.Cải tổ là một tất yếu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tụ mắc phải những sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn Liên bang.
C. Mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.
D.Cải tổ đất nước ở Liên - Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp không cần thiết
Từ năm 1973 đến nay cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu?
A. Cách mạng trắng trong nông nghiệp.
B. Cách mạng công nghiệp.
C.Cách mạng công nghệ.
D. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào đấu tranh 1930 - 1931 vì
A. Đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động cả nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
B. Quần chúng đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến
C. Thu hút đông đảo các lực lượng tham gia.
D. Diễn ra trên phạm vi cả nước.