Đề 17

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện
A. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
B. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
C. bào mòn lớp đất trên bề mặt tạo nên đất xám bạc màu.
D. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở

A. Nam Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Bắc Bộ.
Câu 3:
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Nam Côn Sơn và sông Hồng.
B. Thổ Chu - Mã Lai và sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
D. Thổ Chu - Mã Lai và Cửu Long.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết các dãy núi trong vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc có hướng chính là
A. đông bắc – tây nam.
B. vòng cung.
C. đông – tây.
D. tây bắc - đông nam.
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, cho biết khu vực Đông Bắc có các cánh cung nào?
A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Tam Đảo.
B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Tây Côn Lĩnh.
C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Tam Điệp.
D. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
Câu 6:
Sự khác nhau rõ nét nhất của vùng núi Trường Sơn Nam so với Trường Sơn Bắc là
A. địa hình đa dạng và cao hơn.
B. gồm các khối núi và cao nguyên.
C. hướng núi tây bắc - đông nam.
D. địa hình hẹp ngang và kéo dài.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết tháng đỉnh lũ của sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là
A. tháng 10, tháng 8, tháng 11.
B. tháng 10, tháng 8, tháng 10.
C. tháng 11, tháng 8, tháng 10.
D. tháng 9, tháng 8, tháng 11.
Câu 8:
Căn cứ vào vùng Tây Bắc? Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, cho biết đâu là các dãy núi thuộc
A. Khoan La San, Pu Đen Đinh, Tây Côn Lĩnh.
B. Pu Si Lung, Pu Đen Đinh, Khoan La San.
C. Pu Si Lung, Pu Tha Ca, Pu Hoạt.
D. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Phu Tha Ca.
Câu 9:
Các dải địa hình phổ biến ở đồng bằng Duyên hải miền Trung lần lượt từ đông sang tây là
A. cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; đồng bằng đã được bồi tụ.
B. đầm phá, cồn cát; vùng thấp trũng; các gò đồi.
C. cồn cát, đầm phá; đồng bằng đã được bồi tụ; vùng thấp trũng.
D. đồng bằng đã được bồi tụ; vùng trũng thấp; cồn cát, đầm phá.
Câu 10:
Đồng bằng châu thổ sông nước ta gồm
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng Duyên hải Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Duyên hải Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết bán đảo Sơn Trà thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?

A. Bình Định.

B. Quảng Nam.
C. Đà Nẵng.
D. Khánh Hòa.
Câu 12:
Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố
A. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.
B. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.
C. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.
D. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.
Câu 13:
Thảm thực vật ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở

A. Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 14:
Khu vực từ Đà Nẵng trở vào Nam về mùa đông có thời tiết đặc trưng là

A. nóng và khô.

B. lạnh và ẩm.
C. lạnh và khô.
D. nóng và ẩm.
Câu 15:
Ở nước ta hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô tập trung chủ yếu ở vùng
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. cực Nam Trung Bộ.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 16:
Sự phân hóa khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng Bắc Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 17:
Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta thường nghèo, nhiều cát là do
A. phần lớn đồng bằng nằm ở chân núi.
B. mưa nhiều, xói mòn, rửa trôi mạnh.
C. đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, bị chia cắt.
D. nguồn gốc hình thành chủ yếu từ biển.
Câu 18:
Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên nước ta theo các vùng miền, từ Bắc vào Nam là do sự chi phối của yếu tố

A. hình dạng lãnh thổ.

B. vị trí địa lí và hình thể.
C. vị trí địa lí và khí hậu.
D. hình thể và địa hình.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao, nước ta đang khai thác ở thềm lục địa của Biển Đông là

A. titan.

B. dầu khí.
C. sa khoáng.
D. vàng.
Câu 20:
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm chung là
A. thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ.
B. có địa hình thấp và bằng phẳng.
C. cao ở phía tây, thấp dần ra biển.
D. bị chia cắt thành nhiều ô.
Câu 21:
Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào nửa sau màu hè là

A. tây nam.

B. đông nam.
C. đông bắc.
D. tây bắc.
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc - đông nam?

A. Pu Đen Đinh.

B. Đông Triều.
C. Hoàng Liên Sơn.
D. Trường Sơn.
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 24:
Lãnh thổ Việt Nam là nơi
A. giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa.
B. gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm.
C. gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm.
D. các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng.
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây có điểm cực Đông của nước ta

A. Điện Biên.

B. Cà Mau.
C. Khánh Hòa.
D. Hà Giang.
Câu 26:
Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện nay là

A. xâm thực – bồi tụ.

B. mài mòn – bồi tụ.
C. xói mòn – rửa trôi.
D. xâm thực – mài mòn.
Câu 27:
Vùng núi cao nhất nước ta là

A. Trường Sơn Bắc.

B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 28:

Cho bảng số liệu: 

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Cân bằng ẩm (mm)

Hà Nội

1676

989

+678

Huế

2868

1000

+1868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

+245

 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng

A. Lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Cân bằng ẩm tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Lượng mưa, bốc hơi và cân bằng ẩm lớn nhất đều ở Huế.
D. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.
Câu 29:

Cho biểu đồ 

Cho biểu đồ (ảnh 1)

NHIỆT LƯỢNG, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội?

A. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20,50C.
B. Lượng mưa tháng cao nhất gấp 19 lần tháng thấp nhất.
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm khoảng 12,50C.
D. Lượng mưa trung bình năm trên 2000 mm.
Câu 30:
Lãnh thổ Việt Nam nằm chủ yếu trong khu vực khí hậu
A. nhiệt đới, cận xích đạo
B. cận nhiệt gió mùa
C. ôn đới gió mùa
D. nhiệt đới gió mùa
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nước ta có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất là

A. sông Hồng.

B. sông Đồng Nai.
C. sông Mê Công (ở Việt Nam).
D. sông Thu Bồn.
Câu 32:
Ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông đến khí hậu nước ta không phải là
A. làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
B. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông.
C. khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
D. sinh vật nhiệt đới nước ta phong phú đa dạng.
Câu 33:
Gió Tín phong ở nước ta có đặc điểm
A. chỉ xuất hiện vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
B. hoạt động quanh năm và bị suy yếu vào thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa.
C. thổi đều đặn quanh năm với cường độ như nhau.
D. hoạt động quanh năm, tác động rõ rệt vào thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
Câu 34:
Vùng biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là

A. Nam Bộ.

B. Bắc Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 35:
Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là

A. nóng và khô.

B. lạnh, mưa phùn.
C. lạnh, khô.
D. lạnh và ẩm.
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với cả Lào và Trung Quốc?

A. Lai Châu.

B. Điện Biên.
C. Lào Cai.
D. Giang.
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết Tây Bắc có các cao nguyên nào?
A. Sin Chài, Sơn La, Hủa Phan.
B. Sin Chài, Sơn La, Đồng Văn.
C. Sin Chài, Sơn La, Mộc Châu.
D. Sìn Chài, Sơn La, Di Linh.
Câu 38:
Hướng thổi chiếm ưu thế của gió Tín phong nửa cầu Bắc từ dãy Bạch Mã trở vào nam từ tháng XI đến tháng IV năm sau là

A. đông nam

B. tây bắc
C. tây nam
D. đông bắc
Câu 39:
Được coi như phần lãnh thổ trên đất liền của nước ta là vùng

A. nội thủy.

B. đặc quyền kinh tế.
C. lãnh hải.
D. tiếp giáp lãnh hải.
Câu 40:
Đồng bằng nước ta được chia thành 2 loại
A. đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển.
B. các đồng bằng lớn và các đồng bằng nhỏ.
C. đồng bằng ven biển và đồng bằng giữa núi.
D. đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng giữa núi.