Đề 25
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong những năm chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng:
A.Mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp ở châu Âu.
B. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này, nên không cần sự điều chỉnh.
C. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chịu tác động, nhưng cần phải đúc kết bài học kinh nghiệm.
D. Hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới chịu tác động lớn, nên phải điều chỉnh và tiến hành đổi mới đất nước.
Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô - Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?
A.Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận.
B.Đức sợ bị liên quân Anh - Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô,
C. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức.
D. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô.
Bài học kinh nghiệm quí báu được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là:
A. Không ngừng củng cố khối liên minh công - nông.
B. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
C. Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
D. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EƯ là tổ chức liên kết như thế nào?
A.Là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.
B.Là tổ chức liên kết quân sự - kinh tế lớn nhất hành tinh
C. Là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh.
D. Là tổ chức liên kết chính trị - quân sự lớn nhất hành tinh.
Bản Tạm ước ngày 14-9-1946 được ký với Chính phủ Pháp nhàm mục đích gì?
A.Tạo cho ta có thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng.
B.Để nhân nhượng cho Pháp quyền lợi trên đất nước ta.
C. Nhằm loại 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.
D. Để đối phó với 20 vạn quân Tưởng.
Trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” căng thẳng, về quân sự Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ:
A.Không có lực lượng phòng vệ.
B.Không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ.
C. Không có quân đội thường trực.
D. Không sản xuất vũ khí cho Mĩ.
Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986) là:
A. Sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN.
B. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới
C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô.
D. Tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam
Các văn kiện hình thành nên đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là:
A. Quân lệnh số l, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị toàn dân kháng chiến.
B.Bức thư gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
D. Chỉ thị toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng cộng sản Đông Dương trong những năm 1936-1939 là gì?
A. Đấu tranh công khai đòi quyền lợi kinh tế.
B. Đấu tranh báo chí và đấu tranh nghị trường
C. Đấu tranh đòi tự do dân sinh dân chủ.
D. Đấu tranh ngoại giao.
Lý do chủ yếu nhất Pháp đề ra kế hoạch Nava?
A.Vì Nava được Mĩ chấp nhận.
B.Vì sau chiến tranh Triều Tiên, Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương.
C. Sau 8 năm chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, có nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính.
D. Vì phong trào phản đối chiến tranh của Pháp ở Đông Dương lên cao.
Tinh thần gì được phát huy qua hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976?
A. Kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ.
B. Đại đoàn kết dân tộc.
C. Yêu nước chống ngoại xâm.
D. Đoàn kết quốc tế vô sản.
Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào và là thành viên gia nhập thứ mấy trong tổ chức ASEAN?
A. 28/8/1995, thành viên gia nhập thứ 10.
B. 28/7/1995, thành viên gia nhập thứ 7.
C. 27/8/1995, thành viên gia nhập thứ 8.
D. 27/8/1996, thành viên gia nhập thứ 9.
Quân lệnh số 1 của ủy ban khởi nghĩa toàn quốc có viết: “Hỡi quốc dân đồng bào !.. Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục..”. Đoạn trích trên cho biết
A. Thời cơ cách mạng đã chín muồi.
B. Thời cơ cách mạng đang đến gần.
C. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.
D. Cách mạng tháng Tám đã thành công.
Sắp xếp các sự kiện sau đây theo thứ tự thời gian từ trước cho tới sau:
1. Mĩ cùng các nước phương Tây thành lập NATO.
2. Mĩ thông qua kế hoạch Macsan.
3. Hiệp ước Vacsava được thành lập.
4. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
A. 2, 4, 3, 1.
B. 4, 3, 1, 2.
C. 1, 4, 3, 2.
D. 2, 4, 1, 3.
Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930?
A. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.
B. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
D. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sàn lãnh đạo.
“Đó là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga - chế độ Nga hoàng chuyên chế thống trị nhân dân từ bao đời nay đã bị sụp đổ chỉ trong vòng 8 ngày”. Những câu nói trên của Lê-nin nói về sự kiện nào?
A. Chính sách kinh tế mới.
B. Cách mạng tháng Mười
C. Cách mạng tháng Hai.
D. Cách mạng 1905-1907.
Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong quá trình chống xâm lược của nhân dân Việt Nam từ sự thất bại của phong trào Cần Vương?
A. Có đường lối kháng chiến phù hợp.
B. Có vũ khí trang bị hiện đại.
C. Có sự đoàn kết của toàn dân.
D. Có sự chuẩn bị chu đáo.
Sau chiến thắng Đường 14 - Phước Long, Bộ chính trị Trung ương đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 vì
A. Sự bất lực của chính quyền Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mĩ là rất hạn chế.
B. Mĩ phải rút quân về nước, không thể tham chiến tại miền Nam.
C. Mĩ không viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
D. Quân ta ngày càng trưởng thành.
Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
A.Xu hướng toàn cầu hóa vừa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên hiện đại hóa đất nước.
B.Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
C. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đổi với sự phát triển của dân tộc.
D. Xu hướng toàn cầu hóa không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Tháng 6 - 1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm:
A.Tổ chức thành nhóm cộng sản đoàn.
B.Trang bị lí luận cách mạng.
C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại đấu tranh chống Pháp.
D. Tập hợp thanh niên yêu nước chuẩn bị đấu tranh.
Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là gì?
A.Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
B.Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình.
C. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất, tiêu biểu nhất cho tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
D. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đãng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX.
Mặc dù có sự giảm sút tương đối trong nền kinh tế thế giới, nhưng chính sách ngoại giao của Mỹ giai đoạn 1991-2000 là:
A.Tập trung phát triển kinh tế mạnh mẽ để thống trị thế giới trên lĩnh vực kinh tế.
B.Lợi dụng sự sụp đổ trật tự 2 cực Ianta để theo đuổi và tìm cách thiết lập trật tự đơn cực.
C. Tiếp nối chính sách Truman, theo đuổi chính sách thù địch với các nước XHCN.
D. Tìm cách chi phối các tổ chức tài chính lớn thế giới như WTO, WB, IMF...
“Chiến tranh lạnh” được đánh dấu bằng sự kiện
A.Mĩ đưa ra "Kế hoạch Mácsan", được các nước tư bản phương Tây chấp thuận (6/1947).
B.Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (8/1945).
C. Sau khi các nước Đông Âu tuyên bố hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành xây dựng CNXH (1949)
D. Khi Tổng thống Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ, kêu gọi đẩy mạnh hoạt động chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa, "bảo vệ thế giới tự do” (3/1947).
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Phan Bội Châu đã chuyển từ lập trường tư tưởng phong kiến sang lập trường tư sản?
A. Thành lập Việt Nam Quang phục hội (6/1912).
B. Tổ chức phong trào Đông du (1905).
C. Thành lập Hội Duy tân (5/1904).
D. Xuất dương sang Nhật Bản (1904).
Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
B. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954.
C. Việt Bắc thu - đông 1947.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Sự khác nhau trong đường lối của thực dân Pháp khi tấn công Bác kì lần thứ hai (1882-1883) so với lần thứ nhất là
A. Việc xâm lược Việt Nam là công việc của những nhóm thực dân hiếu chiến, phiêu lưu.
B.Tiến hành các cuộc tấn công quân sự mang tính chất thị uy vũ trang.
C. Dùng áp lực quân sự để buộc triều đình Huế kí những hiệp ước bất bình đẳng.
D. Việc xâm lược Việt Nam trở thành chủ trương chung của giới tư bản tài phiệt đang nắm chính quyền ở Pháp.
Hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta đã được hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) xác định như thế nào?
A. Đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
C. Khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
D. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Nét nổi bật trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam là
A. Xây dựng mới các đồn điền cao su.
B. Tăng cường cướp đoạt ruộng đất.
C. Chú trọng xây dựng đường sắt.
D. Tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới.
Yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra đầu thế kỉ XX là gì?
A.Đưa người ra nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công cuộc cứu nước lâu dài
B.Phải tìm ra một con đường cứu nước mới, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.
C. Đoàn kết với các nước trong khu vực để chống kẻ thù chung là thực dân Pháp.
D. Thống nhất các lực lượng chống Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất.
Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
A. Thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
B. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
C. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
D. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
Bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là
A.Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng Bộ trưởng, Tòa án Quốc tế và Ban Thư ký.
B.Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng nghiệp vụ Tòa án Quốc tế và Ban Thư ký.
C. Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác Tòa án Quốc tế và Ban Thư ký.
D. Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng chuyên môn Tòa án Quốc tế và Ban Thư ký.
Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ uống: “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960) đã nêu rõ: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò... đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam có vai trò .... Cách mạng hai miền có..., gắn bó và tác động lẫn nhau nhàm thực hiện hoa bình thống nhất đất nước.”.
A.Quyết định trực tiếp... quyết định nhất... quan hệ mật thiết.
B.Quyết định nhất... quyết định trực tiếp... quan hệ mật thiết
C.Quyết định nhát... quan hệ mật thiết... quyết định trực tiếp
D.Quyết định trực tiếp...quan hệ mật thiết... quyết định nhất.
Năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng với chiến thuật:
A. Đánh lấn dần.
B. Đánh nhanh thắng nhanh.
C.Đánh lâu dài.
D. “chinh phục từng gói nhỏ”.
Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” là
A. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Ngãi).
B. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi)
C. Chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hòa).
D.Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất?
A. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học và dân nghèo thành thị.
B. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu thanh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
C. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
D. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
Đại hội nào của Đảng đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng?
A. Đại hội lần thứ II (1951).
B. Hội nghị lần thứ 6 (1939).
C. Đại hội lần thứ I (1935).
D. Hội nghị lần thứ 8 (1941).
Cho các sự kiện sau:
1. Chiến thắng Vạn Tường.
2. Trận “Điện Biên Phủ trên không”
3. Hiệp định Pa-ri được kí kết.
4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân.
Sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự đúng thời gian.
A. 2, 4, 1, 3.
B.1, 4, 2, 3.
C.1, 3,2,4.
D.1, 2,3,4.
Những thắng lại trên mặt trận quân sự của quân và dân miền Nam từ 1961 - 1965 có tác dụng:
A. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Mĩ - Diệm ở miền Nam Việt Nam.
B. Buộc Mĩ phải thực hiện chiến lược thực dân mới.
C. Quyết định sự thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt.
D. Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta.
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ latinh đã được mệnh danh là
A. “Lục địa bùng cháy”.
B. “Lục địa mới trỗi dậy”,
C. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”.
D. “Hòn đảo tự do”.
Cho các sự kiện sau:
1. Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tại số nhà 5D, phô Hàm Long, Hà Nội
2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
3. Đông Dương Cộng sản Đảng.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
A. 2, 3, 1.
B. 3, 2, 1.
C. 1,2,3.
D.2, 1,3.