Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 9 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, ta phá tan lực lượng địch buộc chúng ta phải tăng cường lực lượng để đối phó với ta ở những vị trí xung yếu mà chúng ta không thể bỏ đó là những vùng

A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang.

B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Playaku, Luông Pha-bang.

C. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông Pha-bang.

D. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Sầm Nưa.

Câu 2:

Cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954 của ta đã

A. khai thông biên giới Việt-Trung.

B. phá vỡ hành lang Đông-Tây.

C. làm thất bại kế hoạch Na-va.

D. làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.

Câu 3:

Tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương gồm có những nước nào?

A. Mĩ, Anh, Pháp, VN, Liên Xô.

B. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Mĩ, Pháp.

C. Liên Xô, Trung Quốc, VN, Mĩ, Anh, Pháp.

D. Liên Xô, VN, Lào, Cam-pu-chia, Mĩ, Pháp.

Câu 4:

Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?

A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ.

B. Tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ.

C. Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân.

D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na –va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.

Câu 5:

Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận:

A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương.

B. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.

C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.

D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 6:

Đến cuối năm 1957, ở miền Bắc số thợ thủ công so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai tăng bao nhiêu lần?

A. Hai lần.

B. Ba lần.

C. Bốn lần.

D. Năm lần.

Câu 7:

Trong cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực nào?

A. Thương nghiệp.

B. Hợp tác hoá nông nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Công nghiệp hoá.

Câu 8:

Âm mưu thâm độc nhất của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Dùng người Việt đánh người Việt.

B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ.

C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.

D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.

Câu 9:

Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3/1964) Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”. Đây là đánh giá thành tựu của thời kì nào?

A. Thời kì khôi phục kinh tế.

B. Kế hoạch 5 năm lần I.

C. Thời kì cải tạo quan hệ sản xuất.

D. Thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.

Câu 10:

Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

A. Ngụy quân.

B. Ngụy quyền.

C. “Ấp chiến lược”.

D. Đô thị (hậu cứ).