Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì 1 có đáp án (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chuyển động cong là chuyển động tròn.

B. Chuyển động tròn là chuyển động cong

 

C. Hai vật cùng chuyển động so với vật thứ ba thì hai vật này đứng yên đối với nhau.

D. Hai vật cùng đứng yên so với vật thứ ba thì hai vật này chuyển động đối với nhau.

Câu 2:

Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình của một chuyển động?

A. v = t/s

B. V = t.s

C. v = s/t

D. s = v/t

Câu 3:

Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động

A. thẳng

B. tròn,

C. cong.

D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn.

Câu 4:

Hai xe khởi hành đồng thời tại hai địa điểm A, B cách nhau quãng đường AB = s, đi cùng chiều nhau, với vận tốc mỗi xe là v1>v2. Sau thời gian t hai xe gặp nhau. Ta có

A. s = (v1+v2).t  

B. S = (v2-v1 ).t

C. s = (v1-v2).t  

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 5:

Nói vận tốc là 4m/s nghĩa là bằng

A. 144km/h.

B.14,4km/h.

C. 0,9km/h.

D. 9km/h.

Câu 6:

Chọn câu trả lời sai.

Một vận động viên bơi lội bơi sáu vòng dọc theo hồ bơi có chiều dài 90m hết 10 phút. Vận tốc trung bình của người đó là

A. 6,48 km/h 

B. 108 m/phút  

C. 1,8 m/s.  

D. 0,5 m/s

Câu 7:

Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

A. 24km/h.  

B. 32km/h.  

C. 21,33 km/h. 

D. 26km/h.

Câu 8:

Cho hai xe như nhau lúc đầu đứng yên. Dưới tác dụng của lực Fi, xe 1 đạt vận tốc 3m/s sau 3s. Dưới tác dụng của lực F2 = 2 Fi thì xe 2 đạt vận tốc như trên sau thời gian

A. 1,5s.  

B.8s.    

C. 5s.    

D. 3s.

Câu 9:

Một ô tô đang đứng yên trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực

A. ma sát trượt. 

B. ma sát lăn.

C. ma sát nghỉ.  

D. đàn hồi.

Câu 10:

Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát?

A. Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật.

B. Thêm dầu mỡ.

C. Giảm lực ép giữa các vật lên nhau.

D. Tất cả các biện pháp trên.