Đề kiểm tra 45 phút Vật Lý 8 - Chương 2 (đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Điền vào chỗ trống những từ cho đúng ý nghĩa vật lí. ........ là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Vật.

D. Chất.
Câu 2:
Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. 200cm3

B. 100cm3

C. Nhỏ hơn 200cm3

D. Lớn hơn 200cm3
Câu 3:
Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:

A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.

B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.

C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.

D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
Câu 4:
Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật.

B. Trọng lượng của vật.

C. Nhiệt độ của vật.

D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
Câu 5:
Chọn câu sai

A. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.

B. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.

C. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J).

D. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh.
Câu 6:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.

B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.

C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.

D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng.
Câu 7:
Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần?

A. Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ.

B. Bạc - thủy tinh - nhôm - thép - nước - gỗ.

C. Bạc - nhôm - gỗ - thép - thủy tinh - nước.

D. Bạc - thép - thủy tinh - nhôm - nước - gỗ.
Câu 8:
Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ vì đó đều là những chất truyền nhiệt rất tốt.

B. Một lí do khác.

C. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ để dễ rửa.

D. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa làm bằng sành sứ để khi ta cầm đỡ bị bỏng.
Câu 9:
Một bàn gỗ và một bàn nhôm cùng một nhiệt độ. Khi ta sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Giải thích tại sao?

A. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta bị mất nhiệt năng nhiều hơn khi ta sờ bàn gỗ.

B. Tay ta làm nhiệt độ mặt bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ mặt bàn gỗ tăng lên.

C. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.

D. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn, nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
Câu 10:
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là gì?

A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu.

B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.

C. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.

D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân không: bức xạ nhiệt.
Câu 11:
Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.

B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

C. Vì trong chất rắn không có sự chuyển động của các phân tử.

D. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
Câu 12:

Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là c = 380J/kg.K. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:

A. Q = 57000kJ.

B. Q = 5700J.

C. Q = 5700kJ.

D. Q = 57000J.
Câu 13:
Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì theo nguyên lí truyền nhiệt:

A. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

B. Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

D. Tất cả các phát biểu đều đúng.
Câu 14:
Muốn có 100lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 150C? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:

A. V = 2,35lít.

B. V = 23,5lít.

C. V = 0,235lít.

D. Một kết quả khác.
Câu 15:
Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 1,5kg ở nhiệt độ 600C vào chậu chứa 2kg nước ở nhiệt độ 200C. Tìm nhiệt độ của nước và quả cầu khi đã cân bằng nhiệt. Giả sử có sự trao đổi nhiệt giữa quả cầu và nước. Cho c2 = 4200J/kg.K và c1 = 460J/kg.K.

A. 230C

B. 200C

C. 600C

D. 400C
Câu 16:
Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên bằng cách chọn câu trả lời đúng các câu trả lời sau đây:

A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.

B. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.

C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.

D. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
Câu 17:
Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?

A. Do hiện tượng truyền nhiệt.

B. Do hiện tượng dẫn nhiệt.

C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt.

D. Do hiện tượng đối lưu.
Câu 18:
Hãy quan sát và cho biết tác dụng của chụp đèn dầu?

A. Để tăng cường độ sáng.

B. Để tăng cường sự truyền nhiệt.

C. Để tăng nhanh quá trình cháy, tăng cường độ chói của ngọn lửa và bảo vệ ngọn lửa.

D. Chỉ để che gió.
Câu 19:
Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi:

A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí.

B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí.

C. Khi cho khối khí dãn nở.

D. Khi tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
Câu 20:
Xác định nhiệt độ của hỗn hợp nước “3 sôi, 2 lạnh” sau khi có sự cân bằng nhiệt? Biết nhiệt độ ban đầu của nước sôi là 100°C và của nước lạnh là 20°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường
A. 68°C
B. 70°C
C. 66°C
D. 72°C