Đề kiểm tra 45 phút Vật Lý 8 - Chương 2 (đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định là do trong chất khí

A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn.

B. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía.

C. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định.

D. Tất cả các phương án đưa ra đều sai.
Câu 2:
Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.

B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.

C. Một cách giải thích khác.

D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?

A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.

B. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử.

C. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

D. Các phát biểu nêu ra đều đúng.
Câu 4:
Khi hơi nước ngưng tụ thành nước ở thể lỏng, thể tích giảm. Nguyên nhân nào giải thích được hiện tượng xảy ra?

A. Kích thước của phân tử giảm.

B. Cách sắp xếp các phân tử thay đổi.

C. Do tất cả các nguyên nhân đưa ra.

D. Khoảng cách giữa các phân tử giảm.
Câu 5:
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

A. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

D. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
Câu 6:
Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thủy ngân trong nhiệt kế sẽ thay đổi thế nào? Chọn phương án đúng.

A. Không thay đổi.

B. Lúc đầu dâng lên sau đó sẽ tụt xuống.

C. Dâng lên.

D. Tụt xuống.
Câu 7:
Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng.

A. Vì nhôm mỏng hơn.

B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.

C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
Câu 8:
Chọn câu trả lời chính xác nhất. Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính. Vì sao?

A. Đề phòng một lớp kính bị vỡ còn lớp kính kia.

B. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.

C. Để tăng thêm bề dày của kính.

D. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
Câu 9:
Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào?

A. Sự bức xạ nhiệt.

B. Sự dẫn nhiệt của không khí.

C. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

D. Sự đối lưu.
Câu 10:
Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

A: Nhiệt năng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và không phụ thuộc vào chất làm nên vật.

B: Công thức tính nhiệt lượng là: Q = mc∆t.

C: Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng đều là jun (J).

D: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết lượng nhiệt cần thiết làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C.
Câu 11:
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 100g nước tăng lên 1°C, ta cần cung cấp nhiệt lượng bằng:

A. 420J.

B. 42J.

C. 4200J.

D. 420kJ.
Câu 12:
Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 27°C. Coi như chỉ có một quả cầu và nước trao đổi nhiệt độ với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là: C1 = 880J/kg.K và C2 = 4200J/kg.K. Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A. Q = 128480kJ.

B. Q = 128480J.

C. Q = 12848kJ.

D. Q = 12848J.
Câu 13:
Một học sinh thả 300g chì ở 100°C vào 250g nước ở 58,5°C làm cho nước nóng tới 60°C. Biết nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 58,250C

B. 600C

C. 61,43°C

D. 58,50C
Câu 14:
Pha một lượng nước ở 80°C vào bình chứa 9 lít nước đang có nhiệt độ 22°C. Nhiệt độ cuối cùng khi có sự cân bằng nhiệt là 36°C. Hỏi lượng nước đã pha thêm vào bình là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:

A. Một giá trị khác.

B. m = 2,86g.

C. m = 2,86kg.

D. m = 28,6kg.
Câu 15:
Cùng được cung cấp nhiệt lượng như nhau, trong các vật cùng khối lượng làm bằng các chất sau đây: nước, đồng, chì, nhôm vật nào tăng nhiệt độ nhiều hơn? Chọn thứ tự đúng từ nhỏ đến lớn.

A. Nước - chì - nhôm - đồng.

B. Nhôm - nước - đồng - chì.

C. Nước - nhôm - đồng - chì.

D. Nước - đồng - nhôm - chì.
Câu 16:
Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết chiếc đèn có thể quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học?

A. Bức xạ nhiệt.

B. Đối lưu và sự thực hiện công.

C. Truyền nhiệt.

D. Thực hiện công.
Câu 17:
Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm.

A. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.

B. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

C. Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

D. Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
Câu 18:
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 0,1kg, chứa 1 lít nước ở 10°C. Người ta thả vào đó một hợp kim nhôm và đồng có khối lượng 0,5kg ở 150°C thì nhiệt độ cuối cùng là 19°C. Tính khối lượng nhôm và đồng trong hợp kim.

A. m1 = 0,21kg; m2 = 0,29kg

B. m1 = 0,26kg; m2 = 0,24kg

C. m1 = 0,29kg; m2 = 0,21kg

D. m1 = 0,24kg; m2 = 0,26kg
Câu 19:
Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. Xảy ra nhanh hơn

B. Xảy ra chậm hơn

C. Không thay đổi

D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn
Câu 20:
Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng

A. Từ cơ năng sang nhiệt năng

B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng

C. Từ cơ năng sang cơ năng

D. Từ nhiệt năng sang cơ năng