Đề kiểm tra 45 phút Vật Lý lớp 8 - Chương 1 (đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường . Trong các câu mô tả sau câu nào đúng

A. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe.

B. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái.

C. Hai người chuyển động so với mặt đường.

D. Hai người đứng yên so với bánh xe.
Câu 2:
Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Thời gian đi của xe đạp.

B. Quãng đường đi của xe đạp.

C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km.
D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.
Câu 3:
Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào đúng?
A. v = 40 km/h.
B. v = 400 m / ph.
C. v = 4km/ ph.
D. v = 11,1 m/s.
Câu 4:
Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều ?

A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường.

B. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga.

C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay.

D. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội.
Câu 5:
Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là:
A. 13cm/s
B. 10cm/s
C. 6cm/s
D. 20cm/s
Câu 6:
Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ?

A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn.

B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.

C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.

D. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều.
Câu 7:
Thế nào là hai lực cân bằng?

A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.

B. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.

C. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.

D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Câu 8:
Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
Câu 9:
Quán tính là:

A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc.

B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật.

C. tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.

D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật.
Câu 10:
Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

A. Ma sát làm mòn lốp xe.

B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.

C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.

D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Câu 11:
Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:
A. Fms = 35N.
B. Fms = 50N.
C. Fms > 35N.
D. Fms < 35N.
Câu 12:

Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ?

A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.

B. Tăng diện tích bị ép.

C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.

D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Câu 13:
Một ô tô nặng 1800 kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm2, áp lực và áp suất của ô tô lên mặt đường lần lượt là:

A. 1800 N; 60 000N/m2.

B. 1800 N; 600 000N/m2.

C. 18 000 N; 60 000N/m2.
D. 18 000 N; 600 000N/m2.
Câu 14:
Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau. Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây. Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1 =18000N/m3 và d2=10000N/m3.

A. 64cm

B. 42,5cm

C. 35,6cm

D. 32cm

Câu 15:
Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:

A. 4000N

B. 40000N

C. 2500N

D. 40N

Câu 16:
Trong các phát biểu sau đây về lực đẩy Acsimet, phát biểu nào là đúng?

A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật theo mọi phương.

B. Lực đẩy Acsimet bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.

C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.

D. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bao giờ cũng ngược chiều với lực khác tác dụng lên vật đó.
Câu 17:
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?

A. Cắm ống hút vào cốc nước và thổi thấy bong bóng nổi lên mặt nước.

B. Cắm ống hút vào cốc sữa và hút sữa vào miệng.

C. Uống nước trong cốc bằng cách đổ dần cốc nước vào miệng.

D. Bóp tay vào hộp sữa nước bằng giấy để sữa phun vào miệng.
Câu 18:
Một thùng đựng đầy nứơc cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m3. Hãy chọn đáp án đúng.
A. 8000 N / m2.
B. 2000 N / m2.
C. 6000 N / m2.
D. 60000 N / m2.
Câu 19:
Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?

A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.

B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.

C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.

D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 20:

Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường đầu dài bao nhiêu?  Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. 3km

B. 5,4km

C. 10,8km

D. 21,6km