Đề kiểm tra 45 phút Vật Lý lớp 8 - Chương 1 (đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng

A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.

B. Bánh xe khi xe đang chuyển động.

C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống.

D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang.
Câu 2:

Khi trời lặng gió, em đi xe đạp phóng nhanh thì cảm thấy có gió từ phía trước thổi vào mặt. Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Do không khí chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường.

B. Do mặt người chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường.

C. Do không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc.

D. Do không khí đứng yên và mặt người chuyển động.
Câu 3:
Một người đi quãng đường dài 1,5 km với vận tốc 10m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
A. t = 0,15 giờ.
B. t = 15 giây.
C. t = 2,5 phút.
D. t = 14,4phút.
Câu 4:
Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là:
A. 30km/h;
B. 40km/h;
C. 70km/h;
D. 35km/h;
Câu 5:
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương , chiều.

B. Điểm đặt, phương, chiều.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn.
D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Câu 6:
Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng:

A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.

B. Hòn đá nằm yên trên dốc núi.

C. Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.

D. Một vật nặng được treo bởi sợi dây.
Câu 7:
Tại sao khi có một lực đẩy theo phương ngang tác dụng vào một chiếc bàn, chiếc bàn vẫn đứng yên ?

A. Do lực hút dính của trái đất tác dụng vào bàn quá lớn so với lực đẩy.

B. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng chỗ.

C. Do lực đẩy cân bằng với lực ma sát của mặt sàn.

D. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng hướng.
Câu 8:
Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Xe đột ngột tăng vận tốc.

B. Xe đột ngột giảm vận tốc.

C. Xe đột ngột rẽ sang phải.
D. Xe đột ngột rẽ sang trái.
Câu 9:
Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.

A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống.

B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén.

C. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe.
D. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động.
Câu 10:
Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn.

B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.

C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.

D. Vì cả 3 lí do trên.
Câu 11:
Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất.
A. 36N/m2.
B. 36 000N/m2.
C. 360 000N/m2.
D. 18 000N/m2.
Câu 12:
Một người tác dụng áp suất 18000 N / m2 lên mặt đất. Biết diện tích mà chân người đó tiếp xúc với đất là 250cm2. Khối lượng của người đó là:
A. m = 45kg.
B. m = 72 kg.
C. m= 450 kg.
D. Một kết quả khác.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ?

A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.

B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.

C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.

D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau ?

A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.

B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.

C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các nhánh đều bằng nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa các chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
Câu 15:
Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?

A. Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.

B. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.

C. Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có.

D. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
Câu 16:
Một vật có thể tích 0,1m3 và trọng lượng 2500N. Để giữ vật cân bằng trong nước phải tác dụng lên vật một lực có phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên và có độ lớn là bao nhiêu? Biết dnước = 10000 N/m3
A. 2500N
B. 1000N
C. 1500N
D. > 2500N
Câu 17:
Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn.

B. Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ.

C. Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước.

D. Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu.
Câu 18:
Một vật bằng gỗ có thể tích 5dm3. Thả vào trong nước thấy vật bằng gỗ nổi trên mặt nước. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000N/m3, của nước 10000N/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật bằng gỗ là
A. 50000N.
B. 30000N.
C. 50N.
D. 30N.
Câu 19:

Một quả cầu rỗng bằng đồng được treo vào 1 lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 3,56N. Nhúng chìm quả cầu vào trong nước số chỉ của lực kế giảm 0,5N. Biết trọng lượng riêng của nước và của đồng lần lượt là d1 = 10000N/m3, d2 = 89000N/m3. Thể tích phần rỗng của quả cầu là:

A. 40cm3;
B. 50cm3;
C. 34cm3;
D. 10cm3;
Câu 20:
Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là:
A. 12 000 N/m3.
B. 18 000 N/m3.
C. 180 000 N/m3.
D. 3000 N/m3.