Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Dãy chất đều là oxit bazơ:

A. SO2, K2O, Na2O                                  

B. FeO, Cu2O, CO 

C. SO2, P2O5, CO2                                     
D. CuO, Na2O, BaO  
Câu 2:

Khí có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là:

A. N2O                           

B. SO2                                
C. SO3                        
D. CO2
Câu 3:

Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

A. Na2O, SO3 , CO2 .                              

B. K2O, P2O5, CaO.

C. BaO, SO3, P2O5.

D. CaO, BaO, Na2O.
Câu 4:

Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng: 

A. HCl                          

B. NaOH                      
C. HNO3                    
D. Quỳ tím ẩm
Câu 5:

Cho 0,2 mol canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là:

A. 2,22 g             

B. 22,2 g             
C. 22,3 g              
D. 23,2 g
Câu 6:

Dung dịch nào sau đây có pH < 7:

A. NaCl                       

B. HCl                 
C. KOH                  
D. Ca(OH)2
Câu 7:

Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?

A. Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein

B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.

C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Câu 8:
Cặp chất nào sau đây phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nâu?

A. Fe và dung dịch HCl.                            

B. CuO và dung dịch HNO3.

C. Fe(OH)3 và dung dịch H2SO4.                
D. Fe(OH)2 và dung dịch H2SO4.
Câu 9:

Dung dịch muối Pb(NO3)2 phản  ứng với cả 2 kim loại nào:

A. Cu, Al                     

B. Fe, Al               
C. Ag, Cu               
D. Mg, Au
Câu 10:

Để phân biệt 2 dung dịch: Na2SO4 và Na2SO3 người ta dùng dung dịch thuốc thử nào sau đây:

A. BaCl2                                          

B. HCl                     

C. Pb(NO3)2                                              
D. AgNO3
Câu 11:

Trung hòa 200ml dung dịch H2SO4 0,1M bằng dung dịch NaOH 10%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là:

A. 6g                              

B. 8g                          
C. 10g                              
D. 16g
Câu 12:

Cho sơ đồ sau: Cacbon → X1 → X2 → X3 → Ca(OH)2. Trong đó X1, X2, X3 lần lượt là:

A. CO2, CaCO3, CaO.                                

B. CO, CO2, CaCl2.

C. CO2, Ca(HCO3)2, CaO.                           
D. CO, CaO, CaCl2.
Câu 13:

Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

A. Làm quỳ tím hoá xanh                                   

B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước      

D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước.
Câu 14:

Dung dịch tác dụng được với các dung dịch: Fe(NO3)2, CuCl2

A. Dung dịch NaOH                        

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch AgNO3                                        
D. Dung dịch BaCl2
Câu 15:

Muối kali nitrat (KNO3)

A. Không tan trong trong nước.

B. Tan rất ít trong nước.

C. Tan nhiều trong nước.

D. Không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.
Câu 16:

Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:

A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO

B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl     
Câu 17:

X là kim loại  nhẹ, dẫn điện tốt, phản ứng mạnh với dung dịch HCl, tan trong dung dịch kiềm và giải phóng H2. X là:

A.  Fe                           

B.  Mg                   
C.  Cu                     
D.  Al       
Câu 18:
Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:

A. Ag, Cu.                   

B. Au, Pt.                   
C. Au, Al.                     
D. Ag, Al.
Câu 19:

Các kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng:

A. Al, Zn, Fe                 

B. Mg, Fe, Ag                

C. Zn, Pb, Au              
D. Na, Mg, Al
Câu 20:

Hoà tan hoàn toàn 3,25g một kim loại X (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí H2 ở đktc. Vậy X là kim loại nào sau đây:

A. Fe                            

B. Mg                             
C. Ca                    
D. Zn
Câu 21:

Thứ tự mức độ hoạt động hóa học giảm dần của các kim loại là:

A. Mg, Na, Al, Fe.                               

B. Na, Mg, Al, Fe.

C. Na, Al, Mg, Fe.                                 
D. Al, Mg, Fe, Na.
Câu 22:

Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4 , có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại

A. Zn    
B. Mg                             
C. Fe                   
D. Cu 
Câu 23:

Hàm lượng sắt trong Fe3O4:

A. 70%               

B. 72,41%            
C. 46,66%            
D. 48,27%
Câu 24:
Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?

A. Thanh đồng tan dần, khí không màu thoát ra

B. Thanh đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam

C. Không hiện tượng

D. Có kết tủa trắng.   
Câu 25:

Hợp chất nào của nhôm dưới đây tan nhiều được trong nước?

A. Al2O3                  

B. Al(OH)3                
C. AlCl3               
D. Al3PO4
Câu 26:

Cặp chất nào dưới đây có phản ứng?

A. Al + HNO3 đặc, nguội                       

B. Fe + HNO3 đặc, nguội

C. Al + HCl                                   
D. Fe + Al2(SO4)3
Câu 27:
Cho lá nhôm vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là:

A. 1,8 g             

B. 2,7 g               
C. 4,05 g             
D. 5,4 g
Câu 28:

Fe phản ứng với cả 2 dung dịch nào sau đây:

A. NaOH, HCl             

B. HCl, ZnCl2       
C. HCl, CuSO4      
D. KOH, MgCl2
Câu 29:

Ngâm một lá sắt có khối lượng 20g vào dung dịch bạc nitrat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá kim loại ra làm khô cân nặng 23,2g. Lá kim loại sau phản ứng có:

A. 18,88g Fe và 4,32g Ag                          

B. 1,880g Fe và 4,32g Ag

C. 15,68g Fe và 4,32g Ag                         
D. 18,88g Fe và 3,42g Ag
Câu 30:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon chiếm từ 2 - 5%.

B. Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon lớn hơn 5%.

C. Gang là hợp kim của nhôm với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon chiếm từ 2 - 5%.

D. Gang là hợp kim của nhôm với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon chiếm lớn hơn 5%.