Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chỉ ra các chất tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ:

A. CuO, Al2O3                                 

B. Na2O, BaO            

C. SO2, CO2                                    
D. P2O5, SO3.
Câu 2:
Chỉ ra dãy gồm toàn các oxit axit:   

A. CaO, SO2, SO3                               

B. P2O5, CO2, CO  

C. NO, NO2, CO2                                                     

D. Tất cả đều sai
Câu 3:

Những dãy oxit nào dưới đây tác dụng được với dung dịch HCl.

A. CuO, ZnO, Na2O                          

B. MgO, CO2, FeO               

C. NO, CaO, Al2O3                            
D. Fe2O3, CO, CO2                                                                                      
Câu 4:

Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau:

A. Chỉ dùng quì tím.                                  

B. Chỉ dùng axit

C. Chỉ dùng phenolphtalein                     
D. Dùng nước
Câu 5:

Hòa tan hết 12,4 gam natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:

A. 0,8M                        

B. 0,6M                        
C. 0,4M                     
D. 0,2M
Câu 6:

Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?

A. CO2                         

B. SO2                         
C. N2                        
D. O3
Câu 7:

Những chất nào tác dụng được với dung dịch HCl và H2SO4 loãng.

A. Cu, CuO                                      

B. Fe, CuO                

C. Ag, NaOH                                  
D. Tất cả đều sai.
Câu 8:

Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:

A. Màu đỏ mất dần.                         

B. Không có sự thay đổi màu       

C. Màu đỏ từ từ xuất hiện.              
D. Màu xanh từ từ xuất hiện.
Câu 9:

Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng(II) hiđroxit tạo thành dung dịch màu:

A. Vàng đậm.                                  

B. Đỏ.                 

C. Xanh lam.                                  
D. Da cam.
Câu 10:

Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp?

A. Cu  SO2  SO3  H2SO4 .              

B. Fe  SO2  SO3  H2SO4.      

C. FeO  SO2  SO3  H2SO4.           

D. FeS2  SO2  SO3  H2SO4.
Câu 11:

Thuốc thử để nhận biết ba lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl là:

A. Phenolphtalein.                          

B. Dung dịch NaOH.              

C. Dung dịch Na2CO3.                    
D. Dung dịch Na2SO4.
Câu 12:

Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ:

A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2            

B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH

C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3        

D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3
Câu 13:

Dung dịch Ba(OH)2 không phản ứng được với:

A. Dung dịch Na2CO3                      

B. Dung dịch MgSO4              

C. Dung dịch CuCl2                                  
D. Dung dịch KNO3
Câu 14:

Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

A. HCl, NaOH                                         

B. H2SO4, HNO3

C. NaOH, Ca(OH)2                                   
D. BaCl2, NaNO3
Câu 15:

Hòa tan 112 g KOH vào nước thì được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:

A. 2,0M                       

B. 1,0M                   
C. 0,1M                                   
D. 0,2M
Câu 16:

Cặp chất nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch.

A. NaNO3 và HCl                  

B. NaNO3 và BaCl2

C. K2SO4 và BaCl2                          
D. BaCO3 và NaCl
Câu 17:

Muối nào dưới đây không bị nhiệt phân hủy

A. KMnO4                   

B. KClO3              
C. KNO3              
D. KCl
Câu 18:

Cho 12,6 gam Na2SO3 tác dụng với H2SO4 dư. Thể tích SO2 thu được (đktc) là:

A. 1,12 lít                    

B. 2,24 lít                       
C. 4,48 lít             
D. 3,36 lít
Câu 19:

Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất?

A. NH4NO3                                      

B. NH4Cl             

C. (NH4)2SO4                                  
D. (NH2)2CO       
Câu 20:

Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Kim loại Vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có nhiệt độ sôi cao.

B. Bạc, vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim, bề mặt rất đẹp.

C. Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do bền và nhẹ.

D. Đồng và nhôm được dùng làm dây điện là do dẫn điện tốt.
Câu 21:

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm); thể tích 7,16 cm3; có khối lượng riêng tương ứng là:

A. 7,86 g/cm3                   
B. 8,3g/cm3            
C. 8,94g/cm3             
D. 9,3g/cm3
Câu 22:

Nung 6,4g Cu ngoài không khí thu được 6,4g CuO. Hiệu suất phản ứng là:

A. 100%.            

B. 80%.                
C. 70%.                   
D. 60%.
Câu 23:

Cho 0,83g hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 32,5% và 67,5%                                   

B. 67,5% và 32,5%

C. 55% và 45%                                        
D. 45% và 55%
Câu 24:

Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Vậy kim loại M là:

A. Ca                           

B. Mg                             
C. Fe                                       
D. Ba 
Câu 25:

Một bạn học sinh đã đổ nhầm dung dịch sắt(II) sunfat vào lọ chứa sẵn dung dịch kẽm sunfat. Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối kẽm sunfat, theo em dùng kim loại nào?

A. Đồng                      

B. Sắt                             
C. Kẽm                          
D. Nhôm
Câu 26:

Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Xảy ra hiện tượng:

A. Không có dấu hiệu phản ứng.

B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu.
Câu 27:

Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính:

A. dẻo      

                                                  

B. dẫn điện

C. dẫn nhiệt                                             

D. ánh kim
Câu 28:

Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các kim loại khác?

A. Dẫn nhiệt                                             

B. Tính nhiễm từ

C. Dẫn điện                                              
D. Ánh kim
Câu 29:
Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh?

A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.

B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.

C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.

D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.
Câu 30:

Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học

A. Na, Al, Cu, Zn                                      

B. Cu, Al, Zn, Na

C. Na, Al, Zn, Cu                                              
D. Cu, Zn, Al, Na