Đề kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đợi chú nói lời cảm ơn
Đám đông đang vây quanh một chiếc xe con. Người đàn ông lo lắng, nói với đám đông:
- Ai có thể vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi không? Ai làm được, tôi sẽ trả người đó bằng số tiền này! - Vừa nói anh ta vừa rút tờ giấy bạc một trăm nghìn ra. Một cậu bé khoảng 11 tuổi rẽ đám đông bước tới, miệng nói:
- Để cháu giúp cho ạ!
Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi. Người đàn ông định đưa một trăm nghìn cho chú bé thì người phụ nữ trên xe lên tiếng:
- Anh cho nó mười nghìn là được rồi!
Người đàn ông nhận nắm tiền lẻ, chọn lấy tờ mười nghìn đưa cho chú bé. Chú bé không cầm tiền và lắc đầu. Người đàn ông liền lấy thêm tờ mười nghìn nữa đưa cho chú bé. Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi. Người đàn ông có vẻ bực mình nói:
- Cháu thấy chú đưa ít tiền à?
- Không ạ. Cháu không chê ít hay nhiều. Các thầy cô giáo đã dạy cháu, giúp người khác không phải vì để nhận tiền thù lao!
- Thế tại sao nhóc không đi đi? Còn đợi cái gì?
- Cháu đợi chú nói với cháu hai tiếng “Cảm ơn”.
(Theo Nguyễn Kim Lân)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Người đàn ông nhờ mọi người làm việc gì? (0,5 điểm)
A. Người đàn ông nhờ mọi người đẩy hộ cái xe.
B. Người đàn ông nhờ mọi người nhặt giúp tờ tiền bị rơi.
C. Người đàn ông nhờ mọi người vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe.
Ai là người đã đến giúp người đàn ông đó? (0,5 điểm)
A. Bác tài xế.
A. Cảm ơn người đàn ông.
B. Xin người đàn ông trả một trăm nghìn.
C. Đòi người đàn ông trả thêm tiền.
A. Vì cậu đợi người đàn ông nói với mình hai tiếng “Cảm ơn”
B. Vì cậu muốn biết chiếc xe có ổn không.
C. Vì người đàn ông đã không giữ đúng lời hứa.
Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc? (0,5 điểm)
A. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.
B. Tết đến, hàng bán rất chạy.
C. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.