Đề kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chim vành khuyên và cây bằng lăng

Đàn chim vành khuyến bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vẹt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp. Những con chim ríu rít chuyền lên chuyển xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, nếu chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá thì cây che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.

Đàn vành khuyên đường tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.

Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm và thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:

- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên !...

(Theo Tô Hoài)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào? (0,5 điểm)

A. Mùa xuân                  

B. Mùa hạ                  
C. Mùa thu                   
D. Mùa đông
Câu 2:

Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu? (0,5 điểm)

A. Đậu nhẹ, nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, há mỏ.

B. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.

C. Đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.

D. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, lách mỏ.
Câu 3:

Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì? (0,5 điểm)

A. Bằng lăng đau đớn vì bị những con sâu đục khoét trên thân cây.

B. Bằng lăng cảm động vì được đàn chim chia sẻ nỗi đau của cây.

C. Bằng lăng cảm động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim.

D. Bằng lăng đau vì sâu đục khoét và cảm động vì chim giúp đỡ.
Câu 4:

Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn? (0,5 điểm)

A. Giúp người khác là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.

B. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình.

C. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho bản thân mình.

D. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho toàn xã hội.
Câu 5:

Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “cảm động”? (0,5 điểm)

A. Cảm thông                

B. Cảm xúc               
C. Rung động                
D. Xúc động
Câu 6:

Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm? (1 điểm)

A. Cây bằng lăng / Cây thước kẻ 

B. Tìm bắt sâu / Moi rất sâu

C. Mặt vỏ cây / Mặt trái xoan

D. Chim vỗ cánh / Hoa năm cánh