Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hợp chất hữu cơ là

A. Hợp chất khó tan trong nước

B. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O

C. Hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại,…

D. Hợp chất có nhiệt độ sôi cao

Câu 2:

Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết

A. Ion                   

B. Hiđro                 
C. Kim loại               

D. Cộng hóa trị

 

Câu 3:

Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong C3H8O là

A. 30%                  

B. 40%                   
C. 50%                      
D. 60%
Câu 4:

Một hợp chất X chứa 2 nguyên tố C, H có tỉ lệ khối lượng là mC : mH = 6 : 1. Hợp chất X có khối lượng mol phân tử là 56. Công thức phân tử của hợp chất X là

A. C5H10                            

B. C3H6                               
C. C5H9                                   
D. C4H8
Câu 5:

Đốt cháy 4,8 gam metan trong oxi, sau phản ứng thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là

A. 3,36 lít              

B. 4,48 lít               
C. 5,60 lít                  
D. 6,72 lít
Câu 6:

Tính chất vật lý của metan là

A. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước

B. Chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước

C. Chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, ít tan trong nước

D. Chất khí, màu vàng lục, tan nhiều trong nước
Câu 7:

Phản ứng đặc trưng của etilen là

A. Phản ứng cháy                                   

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng cộng                                 
D. Phản ứng phân hủy
Câu 8:
Tính thể tích dung dịch brom 2M cần để tác dụng với 0,448 lít khí axetilen?

A. 0,01 lít              

B. 0,04 lít               
C. 0,03 lít                  
D. 0,02 lít
Câu 9:

Phản ứng đặc trưng của benzen là

A. Phản ứng cháy

B. Phản ứng trùng hợp

C. Phản ứng thế với brom (có mặt bột sắt)

D. Phản ứng hóa hợp với brom (có mặt bột sắt)
Câu 10:

Cho các phát biểu sau:

(1) Benzen là chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, hòa tan nhiều chất như: dầu ăn, cao su, nến, iot… 

(2) Benzen cháy trong không khí tạo ra CO2 và H2O. Tuy nhiên, khi benzen cháy trong không khí còn sinh ra muội than.

(3) Do phân tử có cấu tạo đặc biệt nên phản ứng cộng của benzen xảy ra khó hơn so với etilen và axetilen.

(4) Benzen có ứng dụng là kích thích hoa quả mau chín.

Số phát biểu đúng là

A. 1                        

B. 2                        
C. 3                           
D. 4
Câu 11:

Để dập tắt xăng, dầu cháy người ta

A. Phun nước vào ngọn lửa

B. Dùng chăn ướt chùm lên ngọn lửa

C. Phủ cát vào ngon lửa

D. B và C đều đúng
Câu 12:

Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2 và 2%CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 19,6 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 6,50 lít              

B. 8,96 lít               
C. 4,48 lít                  
D. 13,44 lít
Câu 13:

Rượu etylic được điều chế từ nguồn nào sau đây?

A. Tinh bột                                               

B. Glucozơ

C. Etilen                                                   
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14:

Dầu mỏ ở nước ta có đặc điểm là

A. Nhiều parafin, nhiều lưu huỳnh

B. Nhiều parafin, ít lưu huỳnh

C. Ít parafin, nhiều hợp chất lưu huỳnh

D. Ít parafin, ít lưu huỳnh
Câu 15:

Để sử dụng hiệu quả nhiên liệu, tránh gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường cần đảm bảo

A. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy như: thổi thêm khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió …

B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxi như chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than khi đốt cháy…

C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng

D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 16:

Công thức cấu tạo của rượu etylic là

A. CH2-CH3-OH                                    

B. CH3-O-CH3

C. CH2-CH2-(OH)2                                
D. CH3-CH2-OH
Câu 17:

Khối lượng C2H5OH cần lấy để tác dụng với 20 gam kim loại Na là

A. 20 gam              

B. 30 gam               
C. 40 gam                  
D. 60 gam
Câu 18:

Thủy phân hoàn toàn 51,48 g một loại chất béo cần vừa đủ 7,2 g NaOH, sản phẩm thu được gồm 5,52 g glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng hỗn hợp các muối là

A. 52,26 gam         

B. 53,16 gam          
C. 54,06 gam             
D. 55,18 gam
Câu 19:

Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Mg vào dung dịch CH3COOH, sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí H2 ở đktc. Giá trị của V là

A. 4,48 lít              

B. 5,60 lít               
C. 3,36 lít                  
D. 9,80 lít
Câu 20:

Axit axetic là

A. Axit yếu            

B. Bazơ yếu            
C. Bazơ mạnh           
D. Axit mạnh
Câu 21:

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với

A. Na                     

B. NaCl                  
C. NaOH                   
D. Na2CO3
Câu 22:
Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

A. Glixerol và muối của một axit béo

B. Glixerol và axit béo

C. Glixerol và axit hữu cơ

D. Glixerol và muối của các axit béo
Câu 23:

Trong máu người luôn chứa một lượng glucozơ không đổi có nồng độ

A. 0,2%                 

B. 0,15%                
C. 0,1%                     
D. 0,05%
Câu 24:

Cho 36 gam glucozơ phản ứng với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 đun nóng, sau phản ứng thu được m gam khối lượng Ag. Giá trị của m là

A. 43,2 gam           

B. 44,6 gam            
C. 45,1 gam               
D. 42,3 gam
Câu 25:

Saccarozơ có công thức phân tử là C12H22O11

A. C12H21O12          

B. C12H22O12           
C. C6H12O6                
D. C12H22O11
Câu 26:

Tính chất vật lý của xenlulozơ là

A. Chất rắn màu trắng, tan trong nước

B. Chất lỏng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng

C. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng

D. Chất rắn màu xanh, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng
Câu 27:

Tính chất hóa học của protein là

A. Phản ứng thủy phân                         

B. Sự phân hủy bởi nhiệt

C. Sự đông tụ                                       
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 28:

Chất nào sau đây là polime tổng hợp?

A. Xenlulozơ                                          

B. Tơ tằm                 

C. Cao su thiên nhiên                           
D. Polietilen
Câu 29:

PVC có công thức là

A. (-CH2-CHCl-)n                                                        

B. (-CH2-CH2-)n

C. (-CH2-CH2-CH2-)n                            
D. (-CH2- CH2-CH2-CH2-)n
Câu 30:

Trùng hợp 1,2 tấn etilen với hiệu suất 80% thì khối lượng polietilen thu được là

A. 0,56 tấn 

B. 0,75 tấn             

C. 0,96 tấn                
D. 1,06 tấn