Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) - Đề 7
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Các nguyên tố sau: O, K, Al, F, Mg, P. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần:
A. Mg, Al, K, F, P, O;
B. Al, K, Mg, O, F, P;
C. K, Mg, Al, F, O, P;
D. K, Mg, Al, P, O, F;
Câu 2:
Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: Điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 3, nhóm II;
B. chu kì 3, nhóm III;
C. chu kì 2, nhóm II;
D. chu kì 2, nhóm III;
Câu 3:
Công nghiệp silicat là công nghiệp sản xuất:
A. đá vôi, đất sét, thuỷ tinh;
B. đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng;
C. hiđrocacbon, thạch anh, thuỷ tinh;
D. thạch anh, đất sét, đồ gốm;
Câu 4:
Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH4, C2H6, CO2;
B. C6H6, CH4, C2H5OH;
C. CH4, C2H2, CO;
D. C2H2, C2H6O, CaCO3;
Câu 5:
Trong các chất sau: CH4, CO2, C2H4, Na2CO3, C2H5ONa có
A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ;
B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ;
C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vô cơ;
D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ;
Câu 6:
Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong C2H6O lần lượt là:
A. 52,2%, 13%, 34,8%;
B. 52,2%, 34,8%, 13%;
C. 13%, 34,8%, 52,2%;
D. 34,8%, 13%, 52,2%;
Câu 7:
Khi phân tích một hiđrocacbon (X) chứa 81,82% cacbon. Công thức phân tử của (X) là:
A. C3H8;
B. C3H6;
C. C2H4;
D. C4H10;
Câu 8:
Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với:
A. H2O, HCl;
B. Cl2, O2;
C. HCl, Cl2;
D. O2, CO2;
Câu 9:
Phản ứng đặc trưng của metan là:
A. phản ứng cộng;
B. phản ứng thế;
C. phản ứng trùng hợp;
D. phản ứng cháy;
Câu 10:
Để loại bỏ khí axetilen trong hỗn hợp với metan, người ta dùng
A. nước;
B. khí hiđro;
C. dung dịch brom;
D. khí oxi;
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam khí metan, dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 20 gam;
B. 40 gam;
C. 80 gam;
D. 10 gam;
Câu 12:
Trong phân tử etilen, giữa hai nguyên tử cacbon có:
A. một liên kết đơn;
B. một liên kết đôi;
C. hai liên kết đôi;
D. một liên kết ba;
Câu 13:
Dẫn 2,8 lít (ở đktc) hỗn hợp khí metan và etilen đi qua dung dịch brom dư thấy có 4 gam brom đã phản ứng. Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 50%, 50%;
B. 40%, 60%;
C. 30%, 70%;
D. 80%, 20%;
Câu 14:
Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?
A. CH4, C6H6;
B. C2H4, C2H6;
C. CH4, C2H4;
D. C2H4, C2H2;
Câu 15:
Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua dung dịch brom dư, khối lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 16,0 gam;
B. 20,0 gam;
C. 26,0 gam;
D. 32,0 gam;
Câu 16:
Chọn phương pháp tốt nhất làm sạch vết dầu ăn dính trên quần áo:
A. Giặt bằng giấm;
B. Giặt bằng nước;
C. Giặt bằng xà phòng;
D. Giặt bằng dung dịch axit sunfuric loãng;
Câu 17:
Công thức cấu tạo của rượu etylic là:
A. CH2 – CH3 – OH;
B. CH3 – O – CH3;
C. CH2 – CH2 – OH;
D. CH3 – CH2 – OH;
Câu 18:
Trên nhãn của một chai rượu có ghi 180 có nghĩa là:
A. nhiệt độ sôi của rượu etylic là 180C;
B. nhiệt độ đông đặc của rượu etylic là 180C;
C. trong 100 ml rượu có 18 ml rượu etylic nguyên chất và 82 ml nước;
D. trong 100 ml rượu có 18 ml nước và 82 ml rượu etylic nguyên chất;
Câu 19:
Rượu etylic tác dụng được với dãy hoá chất là:
A. KOH, Na, CH3COOH, O2;
B. Na, K, CH3COOH, O2;
C. C2H4, Na, CH3COOH, O2;
D. Ca(OH)2, K, CH3COOH, O2;
Câu 20:
Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với natri dư. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là:
A. 2,8 lít;
B. 5,6 lít;
C. 8,4 lít;
D. 11,2 lít;
Câu 21:
Hoà tan 30 ml rượu etylic nguyên chất vào 90 ml nước cất thu được:
A. rượu etylic có độ rượu 200;
B. rượu etylic có độ rượu 250;
C. rượu etylic có độ rượu 300;
D. rượu etylic có độ rượu 350;
Câu 22:
Cho dung dịch CH3COOH 0,5M tác dụng với Na2CO3 vừa đủ thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Thể tích của dung dịch CH3COOH đã phản ứng là:
A. 400 ml;
B. 800 ml;
C. 600 ml;
D. 1000 ml;
Câu 23:
Để phân biệt dung dịch CH3COOH và C2H5OH ta dùng:
A. Na;
B. Zn;
C. K;
D. Cu;
Câu 24:
Dãy chất tác dụng với axit axetic là:
A. CuO, Cu(OH)2, Cu, CuSO4, C2H5OH;
B. CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3, C2H5OH;
C. CuO, Cu(OH)2, Zn, H2SO4, C2H5OH;
D. CuO, Cu(OH)2, C2H5OH, C6H6, CaCO3;
Câu 25:
Cho 30 ml dung dịch CH3COOH 1M vào ống nghiệm chứa 0,36 gam Mg, sau khi phản ứng kết thúc thu được:
A. dung dịch có màu xanh;
B. dung dịch không màu, có một phần chất rắn màu trắng không tan;
C. dung dịch màu xanh, có một phần chất rắn màu trắng không tan;
D. dung dịch không màu;