Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Em hãy đọc bài “Bầm ơi” trong sách Tiếng Việt 5 tập 2, trang 130 và trả lời các câu hỏi sau:

Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? (0,5đ)

A. Buổi chiều đứng ở ngõ sau gió hun hút lạnh lẽo khiến anh chiến sĩ nhớ tới mẹ.

B. Cảnh chiều đang mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà.

C. Trên đường hành quân đầy cực nhọc và vất vả, anh chiến sĩ bỗng tủi thân nhớ mẹ ở quê nhà.

D. Đêm đến sương xuống lạnh giá anh chiến sĩ đang đứng gác thì nhớ đến mẹ.
Câu 2:

Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh khổ thơ sau: (0,5đ)

Con ra tiền tuyến xa xôi……………….., cả đôi mẹ hiền

A. Yêu bầm yêu nước                                    

B. Yêu nước yêu bầm

C. Yêu cả đất nước                                         
D. Yêu hơn tất thảy
Câu 3:

Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm mẹ yên lòng? (0,5đ) 

A. Mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể so sánh với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà.

B. Anh chiến sĩ muốn báo tin để mẹ yên lòng rằng con đi đánh giặc 10 năm nữa sẽ về với mẹ.

C. Anh chiến sĩ muốn nói cho mẹ biết dù phải vượt qua trăm núi ngàn khe thì con cũng sẽ sống sót trở về bên mẹ.

D. Anh chiến sĩ muốn nói rằng mình đi đánh giặc phải trải qua rất nhiều vất vả, khổ cực.
Câu 4:

Ý nghĩa của bài thơ là gì? (1đ)

A. Cho biết công việc đồng áng là vô cùng vất vả, cần phải trân trọng mỗi một hạt thóc, hạt gạo mà người nông dân làm ra.

B. Ca ngợi những người chiến sĩ dũng cảm sẵn sàng chiến đấu bảo vệ sự yên bình cho đất nước.

C. Ca ngợi những người chiến sĩ khéo léo, tài ba làm ra những chiếc áo dài duyên dáng, mang cả hồn dân tộc vào trong đó.

D. Ca ngợi người mẹ và tình yêu con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
Câu 5:

Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào gồm các từ láy? (0,5đ)

A. Nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhẹ

 

B. Nhỏ nhen, mỏng manh, mênh mông, mệt mỏi

C. Máu mủ, tươi tắn, tươi cười, tươi tốt

D. Ngây ngất, nghẹn ngào, ngẫm nghĩ, ngon ngọt
Câu 6:

Từ nào không đồng nghĩa với các từ còn lại? (0,5đ)

A. ngào ngạt               

B. sực nức                
C. thoang thoảng               
D. thơm nồng