Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 11)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Út Vịnh
Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lạo ra như tên bắn, la lớn:
- Hoa, Lan, tàu hỏa đến!
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.
Theo TÔ PHƯƠNG
Nhà Út Vịnh ở đâu? (0,5đ)
A. Bên đường quốc lộ.
B. Bên đường sắt.
Khi nhà trường phát động phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, Út Vịnh nhận nhiệm vụ gì? (1đ)
A. Thuyết phục Sơn không thả diều trên đường tàu.
B. Thuyết phục bé Hoa và Lan không chơi chuyền trên đường tàu.
C. Thuyết phục các bạn nhỏ không ném đá lên tàu.
Hành động cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu cho thấy Vịnh là người như thế nào? (0,5đ)
A. Thông minh.
Dấu phẩy trong câu “Cây cối trơ cành, rụng lá” có tác dụng gì? (1đ)
A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Dấu chấm hỏi dùng để làm gì? (0,5đ)
A. Để kết thúc câu hỏi.
B. Để kết thúc câu cảm hoặc câu khiến.
C. Để ngăn cách các vế câu.