Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lý 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 14)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Cây giải thích này sau đây là đúng nhất?

B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.
C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.
D. Một cách giải thích khác.
Câu 2:

Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?

A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.
C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.
D. Tất cả các ý đều sai.
Câu 3:

Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?

A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.
B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.
C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.
D. Tất cả các ý đều sai.
Câu 4:

Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
Câu 5:

Hiện tượng khuếch tán xảy ra được bởi nguyên nhân nào?

A. Do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
B. Do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
C. Do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử.
D. Do các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng và giữa chúng có khoảng cách.
Câu 6:

Đổ  50cm3 đường vào 20ml nước, thể tích hỗn hợp nước đường là:

A. 70ml.
B. 30ml.
C. Lớn hơn 70ml.
D. Nhỏ hơn 70ml.
Câu 7:

Tại sao săm xe đạp còn tốt đã bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì các phân tử của chất làm săm xe có khoảng cách nên không khí có thể thoát ra ngoài.
B. Vì săm xe làm bằng cao su nên tự nó co lại.
C. Vì không khí trong săm xe tự tuh nhỏ thể tích của nó.
D. Vì lúc bơm, không khí vào săm xe còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi co lại làm cho săm xe bị xẹp.
Câu 8:

Khi trộn 50cm3  rượu vào  nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích

A. bằng  100cm3.
B. nhỏ hơn  100cm3.
C. lớn hơn 100cm3  .
D. không có đáp án nào đúng.
Câu 9:

Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
Câu 10:

Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong các chất khí là:

A. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
B. Khối khí được nung nóng.
C. Vận tốc các phân tử khí không như nhau.
D. Nồng độ phân tử các khí không như nhau.
Câu 11:

Khi nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hoá năng lượng:

A. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
B. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
C. Từ cơ năng sang cơ năng.
D. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
Câu 12:

Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90oC  vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24oC ) nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.

B. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước tăng.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
Câu 13:

Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ như thế nào?

A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.
B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.
D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 14:

Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?

A. 600J.
B. 200J.
C. 100J.
D. 400J.
Câu 15:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 16:

Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
Câu 17:

Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại còn bát đĩa thường làm bằng sành sứ? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Nồi, xoong dùng để nấu làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát đĩa làm bằng sành, sứ vì chúng dẫn nhiệt kém, giúp giữ đồ ăn nóng lâu hơn.
B. Nồi xoong làm bằng kim loại, còn bát đĩa làm bằng sành, sứ vì chúng đều là những chất truyền nhiệt.
C. Nồi xoong làm bằng kim loại, còn bát đĩa làm bằng sành, sứ để dễ rửa.
D. Một lý do khác.
Câu 18:

Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
B. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
C. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt nên chúng không thể di chuyển thành dòng được.
D. Vì trong chất rắn không có sự chuyển động của các phân tử.
Câu 19:

Vì sao các bồn chứa xăng dầu người ta thường sơn màu nhũ trắng mà không sơn màu khác?

A. Để hạn chế sự hấp thụ nhiệt.
B. Để hạn chế sự bức xạ nhiệt.
C. Để hạn chế sự dẫn nhiệt.
D. Để hạn chế sự đối lưu.
Câu 20:

Quan sát chiếc phích (bình thuỷ) và cho biết vì sao nó lại được chế tạo hai lớp vỏ thuỷ tinh, ở giữa là chân không và có nút đậy kín. Tác dụng của chúng là gì? Chọn phương án đúng nhất.

 

A. Giữa hai lớp thuỷ tinh là chân không để ngăn chặn sự cản trở của bức xạ nhiệt. Nút phích có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt.
B. Giữa hai lớp thuỷ tinh là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Nút phích có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt.
C. Giữa hai lớp thuỷ tinh là chân không để ngăn chặn sự đối lưu. Nút phích có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt.
D. Giữa hai lớp thuỷ tinh là chân không để ngăn chặn sự thực hiện công. Nút phích có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt.
Câu 21:

Một ô tô có công suất 5000W chuyển động với vận tốc 72km/h chạy quãng đường 450km thì động cơ có và tiêu thụ 9 lít xăng. Biết năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107J/kg , khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3 . Hiệu suất của động cơ ô tô là:

A. 23,82%.

B. 38,82%.
C. 11,82%.
D. 34,82%.
Câu 22:

Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết 8kg dầu thì đưa được 700m3nước lên cao 8m. Hiệu suất của máy bơm đó là bao nhiêu? Biết năng suất toả nhiệt của dầu dùng cho máy bơm là 4,4.107J/kg, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3

B. 15%.
C. 16%.
D. 17%.
Câu 23:

Với 2 lít xăng, một xe máy có công suất là 6kW chuyển động với vận tốc 36km/h sẽ đi được bao nhiêu? Biết hiệu suất của động cơ là 25%; năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107J/kg ; khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3 .

A. 100km.

B. 101km.
C. 102km.
D. 103km.
Câu 24:

Trường hợp có sự chuyến hoá thế năng thành động năng là:

A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
B. Nước trên đập cao chảy xuống.
C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hoá thành động năng.
Câu 25:

Quan sát trường hợp hòn sỏi rơi từ cao xuống đất. Trong thời gian rơi thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?

A. Động năng tăng, thế năng giảm.
B. Động năng và thế năng đều tăng.
C. Động năng và thế năng đều giảm.
D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 26:

Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu cho biết

A. nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
B. phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
C. phần nhiệt lượng không được chuyển thành công cơ học khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
D. tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học và phần toả ra môi trường xung quanh khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
Câu 27:

Một bếp dầu hoả có hiệu suất 30%, biết năng suất của dầu hoả là 44.106J/kg . Với 30g dầu có thể đun sôi lượng nước có nhiệt độ ban đầu là 30°C  là:

A. 1,35 kg.

B. 1,53 kg.
C. 1,35 g.
D. 1,53 g.
Câu 28:
Tính hiệu suất của bếp dầu hoả, biết rằng phải tốn 150g dầu mới đun sôi được 4,5 lít nước ở 20°C , năng suất toả nhiệt của dầu hoả là q=44.106J/kg ?

A. 22,9%.

B. 2,29%.
C. 12,9%.
D. 26,9%.
Câu 29:

Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg củi, 15kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hoả? Biết năng suất toả nhiệt của củi, than đá và dầu hoả lần lượt là 10.106J/kg,27.106J/kg44.106J/kg.

A. 9,2kg.

B. 12,61kg.
C. 3,41kg.
D. 5,79kg.
Câu 30:

Bỏ 100g đồng ở 120°C  vào 500g nước ở 25°C . Nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt gần với giá trị nào nhất? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K.

A. 26,7°C

B. 27,7°C

C. 28,7°C

D. 29,7°C

Câu 31:

Người ta thả một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 100g ở nhiệt độ 120°C vào một nhiệt lượng kế đựng 78g nước có nhiệt độ 15°C . Biết nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 22°C , nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K, của kẽm là 390J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. Khối lượng chì và kẽm có trong hợp kim là:

A. mchi=50g;mkem=50g

B. mchi=60g;mkem=40g

C. mchi=40g;mkem=60g

D. mchi=30g;mkem=70g

Câu 32:

Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. So sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên:

A. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
B. Nhiệt độ miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
C. Nhiệt độ miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
D. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau.
Câu 33:

Sự biến thiên nhiệt độ của khối nước đá theo nhiệt lượng cung cấp được cho tên đồ thị. Dựa vào đồ thị em hãy xác định khối nước đá nặng bao nhiêu kg? Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là λ=3,4.105J/kg  .

A. 0,0005 kg.

B. 0,005 kg.
C. 0,05 kg.
D. 0,5 kg.
Câu 34:

Người ta dẫn 0,2kg hơi nước ở nhiệt độ 100°C vào một bình chứa 1,5kg nước đang ở nhiệt độ 15°C . Tính tổng khối lượng khi xảy ra cân bằng nhiệt.

A. 3,2kg.

B. 4,5kg.
C. 1,7kg.
D. 2,8kg.
Câu 35:
Để một vật nóng thêm 4°C  cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 200 J. Vậy để vật đó nóng thêm 8°C  cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là:

A. 200J.

B. 300J.
C. 400J.
D. 500J.
Câu 36:

Một bếp dầu hoả có hiệu suất 30%. Tính nhiệt lượng hao phí mà bếp toả ra khi khối lượng dầu hoả cháy hết là 30g.

A. 924000J.

B. 92400J.
C. 924J.
D. 9240J.
Câu 37:

Tính nhiệt lượng cần thiết để nung nóng một chi tiết máy bằng thép có khối lượng 0,2 tấn từ 20°C  đến  370°Cbiết nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K

A. 3220kJ.

B. 32200kJ.
C. 31100kJ.
D. 3110kJ.
Câu 38:

Một máy đóng cọc có quả nặng rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm, búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là 10000N. Khối lượng quả nặng là:

A. 100kg.

B. 200kg.
C. 300kg.
D. 400kg.
Câu 39:

Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng?

A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1oC .
B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC .
C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC .
D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1g chất đó tăng thêm 1oC .
Câu 40:

Biết năng suất toả nhiệt của than đá là q=27.106J/kg . Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12kg than đá là:

A. Q = 324kJ.

B.  Q=32,4.106J.
C.  Q=324.106J.
D. Q=3,24.105J  .