Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lý 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 16)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hai vật 1 và 2 có khối lượng  truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là Δt2=2Δt1. Hãy so sánh nhiệt dung riêng của các chất cấu tạo nên hai vật?

A. C1=2C2.

B. C1=12C2.
C. C1=C2.
D. Chưa thể xác định được vì chưa biết t1>t2 hay t1<t2.
Câu 2:

Một vận động viên điền kinh với công suất 600W đã chạy quãng đường 100m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650N lên cao 10m trong 30s.

A. Vận động viên thực hiện công lớn hơn công của người công nhân.

B. Vận động viên thực hiện công nhơ hoen công của người công nhân.
C. Vận động viên thực hiện công bằng công của người công nhân.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 3:

Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 200 kg rơi từ độ cao 5 m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 50 cm. Lực cản của đất đối với cọc là 10000 N. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền bao nhiêu phần trăm cơ năng cho cọc?

A. 80%.

B. 70%.
C. 60%.
D. 50%.
Câu 4:

Máy cày thứ nhất thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian dài gấp 4 lần so với máy cày thứ hai. Nếu gọi P1 là công suất của máy thứ nhất, P2là công suất của máy thứ hai thì:

A. P1=P2

B. P1=2P2

C. P2=2P1

D. P2=4P1

Câu 5:

Chọn câu sai.

A. Cùng một chất có thể ở trạng thái khí hoặc trạng thái lỏng.
B. Cùng một chất có thể ở trạng thái lỏng hoặc trạng thái rắn.
C. Cùng một chất có thể ở trjang thái rắn hoặc trạng thái khí.
D. Cùng một chất không thể ở trạng thái khí, lỏng hoặc rắn.
Câu 6:

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì hiện tượng khuếch tán:

A. Xảy ra nhanh lên.
B. Xảy ra chậm đi.
C. Không thay đổi.
D. Ngừng lại.
Câu 7:

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:

A. Chỉ ở chất lỏng và khí.
B. Chỉ ở chất lỏng và rắn.
C. Chỉ ở chất khí và rắn.
D. Ở cả chất rắn, lỏng và khí.
Câu 8:

Năng lượng của Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng cách:

A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Cả ba cách trên..
Câu 9:

Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng?

A. Jun, kí hiệu là J.
B. Jun trên kilogam Kelvin, kí hiệu J/kg.K.
C. Jun kilogam, kí hiệu là J.kg.
D. Jun trên kilogam, kí hiệu là J/kg.
Câu 10:

Trong hình vẽ dưới đây các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gain bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng ma>mb>mc.

Media VietJack

Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì trường hợp nào dưới đây là đúng?

A. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật a.

B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật b.
C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a.
D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a, đường III ứng với vật c.
Câu 11:

Thả vào chậu nước có nhiệt độ t1 một thỏi đồng được đun nóng đến nhiệt độ t2 (t2>t1). Sau khi cân bằng nhiệt cả hai có nhiệt độ t.

A. t>t1>t2.

B. t2>t>t1.
C. t1>t>t2.
D. Không thể so sánh được.
Câu 12:

Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì theo nguyên lí truyền nhiệt:

A. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
B. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
C. Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13:

Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đung nóng 1 kg nước tăng từ 10°C lên 15°C, ta cần cung cấp cho khối nước nhiệt lượng bằng:

A. 4200 J.
B. 42 kJ.
C. 2100 J.
D. 21 kJ.
Câu 14:

Động cơ nhiệt tiêu tốn lượng xăng 100 g. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng q=46.106J/kgvà hiệu suất của động cơ là 20%. Động cơ thực hiện công có ích là:

A. 460000 J.

B. 920000 J.
C. 230000 J.
D. 92000 J.
Câu 15:
Một tấm thép khối lượng 2 kg được bỏ vào 200 g rượu. Nhiệt độ của thép giảm đi 25°C. Biết nhiệt dung riêng của thép và rượu lần lượt là cth=460J/kg.Kcr=2500J/kg.K. Nhiệt độ của rượu tăng lên là:

A. 25°C

B. 46°C

C. 4,6°C

D. 10°C

Câu 16:

Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở 10°C . Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 20°C. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Hỏi nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng bằng bao nhiêu?

A. 50°C

B. 60°C

C. 70°C

D. 80°C

Câu 17:

Hai quả cầu bằng đồng cùng khối lượng, được nung nóng đến cùng một nhiệt độ. Thả quả thứ nhất vào nước có nhiệt dung riêng 4200 J/kg.K, quả thứ hai vào dầu có nhiệt dung riêng 2100 J/kg.K. Nước và dầu có cùng khối lượng và nhiệt độ ban đầu. Gọi Qn là nhiệt lượng nước nhận được, Qd là nhiệt lượng dầu nhận được. Khi dầu và nước nóng đến cùng một nhiệt độ thì:

A. Qn=Qd.

B. Qn=2Qd.
C. Qn=12Qd.
D. Chưa xác định được vì chưa biết nhiệt độ ban đầu của hai quả cầu.
Câu 18:

Một vật M nặng 110 N được treo ở độ cao 5m và một vật N nặng 100 N đang rơi xuống dưới từ độ cao 6 m. Cơ năng của vật:

A. M lớn hơn của vật N.

B. M bằng của vật N.
C. M nhỏ hơn của vật N.
D. Cả B, C đều sai.
Câu 19:

Một người kéo đều một gàu nước trọng lượng 50 N từ giếng sâu 9 m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?

A. 18 W.

B. 360 W.
C. 12 W.
D. 15 W.
Câu 20:

Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:

A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
B. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.
C. Các phân từ nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.
D. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
Câu 21:

Câu nào đưới đây nói về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.
C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng cùa một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.
Câu 22:

Nấu hai lượng nước như nhau bằng hai cái ấm, một cái bằng nhôm, một cái bằng đất, ngọn lửa như nhau. Nước trong ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn. Giải thích vì sao?

A. Ấm nhôm kín hơn ấm đất.

B. Nước thấm vào ấm đất làm hạ nhiệt độ của ngọn lửa.
C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.
D. Mặt ngoài ấm đất gồ ghề hơn ấm nhôm nên ấm đất tiếp xúc với lửa ít hơn.
Câu 23:

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào sau đây?

A. Chỉ ở chất rắn.
B. Chỉ ở chất khí.
C. Chỉ ở chất lỏng.
D. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.
Câu 24:

Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ vào một cốc nước nóng. Nếu gọi nhiệt lượng của các miếng đồng, nhôm, chì thu vào từ khi được bỏ vào nước tới khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt lần lượt là Qd;Qn;Qc thì biểu thức nào dưới đây đúng? Biết nhiệt dung riêng của đồng, nhôm, chì có giá trị lần lượt là: 380J/kg.K; 880J/kg.K; 130J/kg.K.

A. Qn>Qd>Qc

B. Qd>Qn>Qc

C. Qc>Qd>Qn

D. Qd=Qn=Qc

Câu 25:

Nhiệt lượng là:

A. đại lượng vật lí có đơn vị đo là niutơn (N).
B. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.
C. phần động năng của vật tăng lên hay giảm đi trong khi thay đổi vị trí.
D. phần thế năng của vật tăng lên hay giảm đi trong khi vật chuyển động.
Câu 26:

Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?

A. Q=m.c.Δt, với t là độ giảm nhiệt độ.
B. Q=m.c.Δt, với t là độ tăng nhiệt độ.
C. Q=m.c.(t1t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
D. Q=m.c.(t1t2), với t2 là nhiệt độ ban đầu, t1 là nhiệt độ cuối của vật.
Câu 27:

Nhiệt lượng của một vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào:

A. khối lượng của vật.  
B. độ tăng nhiệt độ của vật.
C. Chất cấu tạo nên vật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 28:

Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Khối lượng nước ở nhiệt độ 10°C. Sau khi được cung cấp nhiệt lượng 12,6 kJ, nước tăng lên đến nhiệt độ 15°C. Khối lượng của nước là:

A. 0,6 kg.

B. 60 g.
C. 6 kg.
D. 600 g.
Câu 29:

Khối đồng m = 100g ở nhiệt độ 10°C sau khi nhận nhiệt lượng 380J thì tăng lên đến nhiệt độ 20°C. Nhiệt dung riêng của đồng là:

A. 380J/kg.K.

B. 2500J/kg.K.
C. 4200J/kg.K.
D. 130J/kg.K.
Câu 30:

Pha 100g nước ở 100°C vào 100 g nước ở 40°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là:

A. 30°C

B. 50°C

C. 60°C

D. 70°C

Câu 31:

Một ô tô chạy quãng đường 100km với lực kéo 368N thì tiêu thụ hết 4kg xăng. Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1kg xăng ta thu được nhiệt lượng q=46.106J. Hiệu suất của động cơ là:

A. 10%.

B. 15%.
C. 20%.
D. 25%.
Câu 32:

Một ô tô có lực kéo 1000N, tiêu thụ hết 5kg xăng. Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1kg xăng ta thu được nhiệt lượng q=46.106J. Hiệu suất của động cơ là 25%. Quãng đường ô tô đi được là:

A. 28,75 km.

B. 57,5 km.
C. 115 km.
D. 230 km.
Câu 33:

Một viên phấn được ném lên cao thẳng đứng, ở điểm cao nhất viên phấn có:

A. Động năng tăng dần.
B. Thế năng bằng không.
C. Động năng bằng không.
D. Động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
Câu 34:

Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật chỉ có thế năng?

A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
Câu 35:

Trong một phút động cơ thứ nhất kéo được 120 viên gạch, mỗi viên nặng 40 N lên cao 4 m. Động cơ thứ hai trong nửa phút kéo được 100 viên gạch, mỗi viên nặng 40 N lên cao 7,2 m. Nếu gọi công suất của động cơ thứ nhất là P1, của động cơ thứ hai là P2thì biểu thức nào dưới đây đúng?

A. P1=P2.

B. P1=2P2
C. 2P1=P2
D. P2=3P1
Câu 36:

Một chiếc ô tô chuyển động đều. Lực cản của mặt đường là 500 N. Công suất của ô tô là 8 kW. Đoạn đường đi được trong 1 giờ là:

A. 80 km.

B. 57,6 km.
C. 50 km.
D. 40 km.
Câu 37:

Cần cẩu (A) nâng được 1100 kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu (B) nâng được 900 kg lên cao 5 m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất ccura hai cần cẩu?

A. Công suất của (A) lớn hơn.
B. Công suất của (B) lớn hơn.
C. Công suất của (A) và của (B) bằng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.
Câu 38:

Chọn câu sai:

Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau:

A. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn.
B. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn.
C. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau.
D. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi.
Câu 39:

Trong thí nghiệm của Brao, tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động hỗn loạn không ngừng?

A. Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng.
B. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách.
C. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía.
D. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử.
Câu 40:

Câu nào dưới đây nói về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.
B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.
C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.