Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lý 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 18)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Công thức nào sau đây dùng để tính công suất của một vật?

A. P = A. t

B. P=tA

C. P = F. s

D. P=At

Câu 2:

Môi trường nào không có nhiệt năng?

A. Môi trường rắn.
B. Môi trường khí.
C. Môi trường lỏng.
D. Môi trường chân không.
Câu 3:

Viên bi lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào?

A. Thế năng hấp dẫn.
B. Thế năng đàn hồi.
C. Động năng.
D. Một loại năng lượng khác.
Câu 4:

Khi đun nóng một khối nước thì:

A. Thể tích của nước giảm.
B. Khối lượng nước tăng.
C. Nhiệt năng của nước tăng.
D. Trọng lượng riêng của nước giảm.
Câu 5:

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng dẫn nhiệt của các chất sau: thép, đồng, thủy tinh, nhựa?

A. Thép, đồng, nhựa, thủy tinh.
B. Thép, đồng, thủy tinh, nhựa.
C. Thủy tinh, thép, đồng, nhựa.
D. Đồng, thép, thủy tinh, nhựa.
Câu 6:

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường nào?

A. Lỏng và khí.
B. Lỏng và rắn.
C. Khí và rắn.
D. Rắn, lỏng, khí.
Câu 7:

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:

A. Chỉ ở chất khí.
B. Chỉ ở chất lỏng.
C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng.
D. Ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 8:

Một cần trục thực hiện một công 3000J để nâng một vật nặng lên cao trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là:

A. 15000 W.

B. 600 kW.
C. 6 kW.
D. 0,6 kW.
Câu 9:

Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
B. Khối lượng và vận tốc của vật.
C. Trọng lượng riêng.
D. Khối lượng.
Câu 10:

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

A. Thể tích.

B. Khối lượng.
C. Nhiệt năng.
D. Nhiệt độ.
Câu 11:

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?

A. Chỉ ở chất lỏng.
B. Chỉ ở chất khí.
C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.
D. Ở chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 12:

Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.
B. Chỉ có thế năng, không có động năng.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
Câu 13:

Chọn câu trả lời đúng. Để chuyển một vật nặng lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào cho ta lợi về công?

A. Dùng ròng rọc động.
B. Dùng ròng rọc cố định.
C. Dùng mặt phẳng nghiêng.
D. Không có cách nào cho ta lợi về công.
Câu 14:

Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?

A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.
B. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng.
C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có.
D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 15:

Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6m lên mất 0,5 phút. Công suất của lực kéo là:

A. 360 W.
B. 720 W.
C. 180 W.
D. 12 W.
Câu 16:

Đơn vị của công cơ học là:

A. Jun (J).
B. Niu-ton (N).
C. Oat (W).
D. Paxcan (Pa).
Câu 17:

Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức:

A. Đối lưu.
B. Bức xạ nhiệt.
C. Dẫn nhiệt.
D. Dẫn nhiệt và đối lưu.
Câu 18:

Hãy chọn câu trả lời đúng. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra khỏi chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
Câu 19:
Một chiếc ô tô đang chuyển động, đi được đoạn đường 27 km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12 kW. Lực kéo của động cơ là:

A. 80N.

B. 800N.

C. 8000N.
D. 80000N.
Câu 20:

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

A. Nhiệt độ.
B. Thể tích.
C. Nhiệt năng.
D. Khối lượng.
Câu 21:

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong:

A. Chất khí.
B. Chất lỏng.
C. Chất rắn.
D. Chân không.
Câu 22:

Vật nào sau đây có động năng?

A. Tảng đá nằm trên cao.
B. Lò xo bị nén.
C. Cánh cung đang giương.
D. Mũi tên đang bay.
Câu 23:

Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất?

A. Miếng đồng ở 500°C.
B. Cục nước đá ở 0°C.
C. Nước đang sôi ở 100°C.
D. Than chỉ ở 32°C.
Câu 24:

Cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng là để?

A. Giảm ma sát với không khí.
B. Giảm sự dẫn nhiệt.
C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài rada.
D. Ít hấp thụ tia bức xạ nhiệt của mặt trời.
Câu 25:

Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên?

A. Nhiệt độ của ba miếng đồng, nhôm, chì đều bằng nhau.
B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng chì.
C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất rồi đến miếng chì, miếng nhôm.
Câu 26:

Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là:

A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí.
B. Đồng, thủy tinh, không khí, nước.
C. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.
D. Thủy tinh, đồng, nước, không khí.
Câu 27:

Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng:

A. Quả bóng bay trên cao.
B. Hòn bi lăn trên mặt sàn.
C. Con chim đậu trên nền nhà.
D. Quả cầu nằm trên mặt đất.
Câu 28:

Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:

A. Chuyển động không ngừng.
B. Chuyển động nhanh lên.
C. Chuyển động chậm lại.
D. Chuyển động theo một hướng nhất định.
Câu 29:

Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?

A. Do hiện tượng truyền nhiệt.
B. Do hiện tượng đối lưu.
C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt.
D. Do hiện tượng dẫn nhiệt.
Câu 30:

Đơn vị của công suất là:

A. J.s.
B. m/s.
C. km/h.
D. W.
Câu 31:

Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K cho biết điều gì?

A. Muốn làm cho 1kg nước nóng thêm 1°Ccần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J.
B. Muốn làm cho 1g nước nóng thêm 1°C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J
C. Muốn làm cho 10kg nước nóng thêm 1°C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J.
D. Muốn làm cho 1kg nước nóng thêm 1°C cần truyền cho nước một nhiệt lượng 420J.
Câu 32:

Hai bạn Long và Nam kéo nước từ giếng lên. Long kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Nam. Thời gian kéo gầu nước của Nam lại chỉ bằng một nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam?

A. Công suất của Long lớn hơn vì gầu nước của Long nặng gấp đôi.
B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long.
C. Công suất của Nam và Long như nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 33:

Công thức tính nhiệt lượng nào sau đây là đúng?

A. Q=m.c.Δt

B. c=Q.m.Δt

C. m=Q.cΔt

D. Q=m.c.t

Câu 34:

Tại sao người ta thường dùng chất liệu sứ mà không dùng chất liệu nhôm để làm bát ăn cơm?

A. Sứ làm cho cơm ngon hơn.
B. Sứ dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Sứ rẻ tiền hơn.
D. Sứ cách nhiệt tốt hơn.
Câu 35:

Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời đến trái đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.
C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra ngoài khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 36:

Một máy cày hoạt động trong 3 phút máy đã thực hiện được một công là 144 kJ. Công suất của máy cày là:

A. 48 W.
B. 43200 W.
C. 800 W.
D. 48000 W.
Câu 37:

Khi trộn 50cm3 rượu vào 50cm3nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích:

A. Bằng 100cm3.
B. Nhỏ hơn 100cm3.
C. Lớn hơn 100cm3.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 38:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
B. Nước trên đập cao chảy xuống.
C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng.
Câu 39:

Hiện tượng khuếch tán là:

A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.
C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.
D. Hiện tượng cầu vồng.
Câu 40:

Một vật có khối lượng 4kg được thả rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao 10 m. Bỏ qua sức cản của không khí. Nhiệt lượng tỏa ra khi vật chạm đất cứng mà không nảy lên là: (giả sử năng lượng sinh ra trong khi chạm đất đều tỏa thành nhiệt).

A. 40 J.
B. 400 J.
C. 380 J.
D. 500 J.