Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 6 năm 2023 có đáp án (Đề 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ý kiến nào sau đây là đúng, khi nói về ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.

B. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

C. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh.

D. Con phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống của gia đình.
Câu 2:

Câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài/ mệt mài thành giỏi.” nói về truyền thống nào dưới đây?

A. Truyền thống đoàn kết chống giặc.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống yêu nước.
Câu 3:

Ý kiến nào dưới đây đúng khi thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.

B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.

C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.

D. Dù là bất kì ai, trong đó có học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.
Câu 4:

Câu tục ngữ: "Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Thật thà.
Câu 5:

Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. A, B, C đúng.
Câu 6:

Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính tôn trọng sự thật?

A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.

C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao.

D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.
Câu 7:

Câu tục ngữ: “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Tự lập.
Câu 8:

Trong giờ sinh hoạt lớp, vì hay mắc nhiều lỗi nên L bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở. Và bị các bạn trong lớp nhận xét và đưa ra những điều cần phải cố gắng, L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý. Việc làm này thể hiện L là người chưa ..................

A. hòa đồng với bạn bè.

B. biết lắng nghe.

C. chú ý đến người khác.

D. tự nhận thức bản thân.
Câu 9:

T là một học sinh chạm chạp nên sau mỗi ngày đi học về, T thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, chỗ nào chưa rõ T thường nhờ chị gái giảng lại và tự hoàn thành bài tập cô giao,... Vì thế mà thành tích học tập của T ngày càng tiến bộ. Việc làm này thể hiện T là người biết .................

A. tự nhận thức bản thân.

B. được điểm yếu của mình.

C. thân biết phận của mình.

D. được điểm mạnh của mình.
Câu 10:

Câu tục ngữ: “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” có nội dung nói về ...............

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. khiêm tốn, siêng năng.

D. tôn trọng sự thật.
Câu 11:

Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?

A. Chăm ngoan, học giỏi.

B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.

C. Sống trong sạch, lương thiện.

D. Cả A, B, C.
Câu 12:

Ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại truyền thống nào?

A. Truyền thống làng, xã.

B. Truyền thống vùng, miền.

C. Truyền thống dân tộc.

D. Cả A, B, C.
Câu 13:

Hành động nào là biểu hiện không yêu thương con người?

A. Đánh chửi bố mẹ.

B. Đánh thầy giáo.

C. Đánh bạn cùng lớp.

D. Cả A, B, C.
Câu 14:

Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” nói đến điều gì?

A. Tinh thần chăm chỉ.

B. Đức tính kiên trì.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng yêu thương con người.
Câu 15:

Ý kiến nào dưới đây không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

 

A. Sáng nào N cũng dậy để ôn bài rất chăm chỉ.

B. Nếu gặp bài tập khó A cố gắng suy nghĩ để làm.

C. M đăng kí lớp học bơi nhưng không đến tập vì thấy khó.

D. Học sinh H rất chăm chỉ học tập và giúp mẹ làm việc nhà.
Câu 16:

Câu tục ngữ: "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thành.
Câu 17:

Câu tục ngữ: “Thẳng như ruột ngựa” ý nói người  nào đó luôn sống ..............

A. giản dị, cần cù.

B. tôn trọng sự thật.

C. tiết kiệm, khiêm tốn.

D. khiêm tốn, siêng năng.
Câu 18:

Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung sống ..............

A. giản dị, chăm chỉ.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. giả dối và thật thà.

D. khiêm tốn, siêng năng.
Câu 19:

Hành động thể hiện tính tự lập là ..............

A. tự thức dậy tập thể dục vào buổi sáng.

B. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.

C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.

D. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
Câu 20:

Câu tục ngữ: “Có khó mới có miếng ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm
Câu 21:

N luôn muốn mình học giỏi như bạn A, nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn ...............

A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.

C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.

D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.
Câu 22:

D thường xuyên viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân… giúp D hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Việc làm này thể hiện D là người biết ..............

A. sở thích của mình.

B. điểm yếu của mình.

C. tự nhận thức bản thân.

D. điểm mạnh của mình.

Câu 23:

Câu thơ: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.
Câu 24:

Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ học sinh chúng ta cần phải ................

A. trân trọng, tự hào và tiếp nối truyền thống.

B. sống trong sạch, lương thiện.

C. không xem thường và làm tổn hại đến các thanh danh của gia đình, dòng họ.

D. tất cả các ý trên.
Câu 25:

Biểu hiện của việc không giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ là ...............

A. A không chịu học hành, đua đòi nghiện hút, tham gia trộm cướp.

B. Q luôn giúp đỡ mọi người và cố gắng học tập tốt.

C. H cố gắng học để kế thừa nghề truyền thống của gia đình.

D. B luôn giúp đỡ ba mẹ trong tất cả mọi việc trong gia đình.
Câu 26:

Hành động đưa cụ già sang đường thể hiện điều gì?

A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Tinh thần kỷ luật.

D. Lòng yêu thương con người.
Câu 27:

Câu tục ngữ: “Nhường cơm, sẻ áo” nói đến điều gì?

A. Tinh thần kỷ luật.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần xây dựng.

D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 28:

Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

A. L luôn làm bài tập đầy đủ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.

C. B cho rằng siêng năng cũng không giỏi được, quan trọng là thông minh. 

D. M đăng kí lớp học yoga nhưng không đến tập vì thấy rất khó.
Câu 29:

Câu tục ngữ: "Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Thật thà.
Câu 30:

Ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
Câu 31:

Câu tục ngữ: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” là biểu hiện của việc ................

A. cách thức chữa bệnh.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. thuốc đắng là thuốc tốt.

D. tôn trọng sự thật.
Câu 32:

Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.

B. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.

C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng, có những khó khăn, thử thách và vấp ngã.

D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu thì có điều kiện tốt nên không cần phải tự lập nữa.
Câu 33:

Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác.

B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những trẻ em không còn cha mẹ.

C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập.

D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua gian khổ.
Câu 34:

Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân.

B. Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

C. Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 35:

Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên ............

A. tự cao, tự đại.

B. tự ti và mặc cảm.

C. thẹn thùng, e lệ.

D. khiêm tốn, nhường nhịn.
Câu 36:

Hành động của một người khi đi trên xe, nhường ghế cho phụ nữ mang thai, hoặc em nhỏ thể hiện điều gì?

A. Đức tính cần kiệm.

B. Thể hiện cá tính.

C. Tinh thần kỷ luật.

D. Lòng yêu thương con người.
Câu 37:

Hành vi nào sau đây không thể hiện tình yêu thương con người? 

A. Cả lớp tới thăm hỏi, động viên khi H bị ốm.

B. L thường xuyên giảng bài cho bạn A.

C. K thường tụ tập bạn bè xấu đánh nhau.

D. A luôn giúp đỡ người khác, khi họ khó khăn.
Câu 38:

Việc làm nào dưới đây biểu hiện của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?

A. Ngoài việc học, bạn A luôn cố gắng học để phụ bố mẹ.

B. Bạn B học nghề làm mộc của bố để phát triển cao hơn.

C. Bạn C ham chơi bỏ bê việc học, không phụ giúp gia đình.

D. A, B đúng.
Câu 39:

Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về truyền thống gia đình, dòng họ?

A. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và đáng quý.

B. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

C. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.

D. Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu.
Câu 40:

Câu tục ngữ: “Học một biết mười.” nói về truyền thống nào dưới đây?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết.