Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 6 có đáp án (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cuộc đấu tranh bảo tổn văn hóa dân tộc của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình… vẫn được duy trì.

B. Người Việt vẫn nghe – nói và truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… vẫn được duy trì.
D. Người việt sinh hoàn toàn tuân theo các lễ nghi, tập quán của Trung Hoa.
Câu 2:

Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế. Ông đặt tên nước là

A. Vạn Xuân.

B. An Nam.

C. Đại Việt.

D. Nam Việt.

Câu 3:
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) và Lí Bí (542 – 603) đều

A. chống lại ách đô hộ của nhà Hán.

B. giành được chính quyền trong thời gian ngắn.

C. chống lại ách đô hộ của nhà Lương.

D. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam.

Câu 4:
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã

A. lên ngôi vua, lập ra nhà nước Vạn Xuân.

B. xưng Hoàng đế, lập ra nước Đại Việt.

C. xưng là Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.

D. tiến hành cải cách đất nước về mọi mặt.

Câu 5:

Khúc Thừa Dụ đã tận dụng thời cơ nào để lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền (năm 905)?

A. Nhà Đường suy yếu.

B. Nhà Hán đang gặp khủng hoảng.

A. Sự cai quản lỏng lẻo của nhà Lương.

D. Nhà Ngô cai trị tàn bạo, lòng dân oán thán.
Câu 6:

Ngô Quyền sử dụng chiến thuật nào dưới đây để đối phó với quân Nam Hán (năm 938)?

A. Đánh điểm diệt viện.

B. Vườn không nhà trống.

C. Đánh nhanh thắng nhanh.

D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

Câu 7:

Hai tôn giáo nào của Ấn Độ được du nhập vào Chăm-pa?

A. Hồi Giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

D. Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

Câu 8:
Vương quốc Phù Nam là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ I.

B. Thế kỉ III – V.

C. Thế kỉ VI.

D. Thế kỉ VI – VII.
Câu 9:
Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

A. Hơi nước.

B. Nước ngầm.

C. Nước hồ.

D. Nước mưa.

Câu 10:

Sông nào sau đây có chiều dài lớn nhất thế giới?

A. Sông I-ê-nit-xây.

B. Sông Missisipi.

C. Sông Nin.

D. Sông A-ma-dôn.

Câu 11:
Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

A. Trăng tròn và không trăng.

B. Trăng khuyết và không trăng.

C. Trăng tròn và trăng khuyết.

D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 12:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do
A. bão, lốc xoáy trên các đại dương.

B. chuyển động của dòng khí xoáy.

C. sự thay đổi áp suất của khí quyển.

D. động đất ngầm dưới đáy biển.

Câu 13:
Các thành phần chính của lớp đất là

A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.

D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 14:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?

A. Rừng hỗn hợp.

B. Rừng cận nhiệt ẩm.

C. Rừng lá rộng.

D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 15:
Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.

C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.

D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.

Câu 16:
Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Phi.

B. Tây Phi.

C. Bắc Phi.

D. Nam Phi.

Câu 17:
Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

Câu 18:

Bảo vệ tự nhiên không có ý nghĩa trong việc

A. hạn chế suy thoái môi trường.

B. giữ gìn sự đa dạng sinh học.

C. mở rộng diện tích đất, nước.

D. ngăn chặn ô nhiễm tự nhiên.

Câu 19:

Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có

A. nước sông, nước ngầm, băng hà.

B. nước biển, nước sông, khí quyển.

C. nước sông, nước hồ và nước ao.

D. nước biển, nước sông và nước ngầm.
Câu 20:
Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là

A. khí hậu.

B. địa hình.

C. đá mẹ.

D. sinh vật.