Đề kiểm tra cuối kì I Hóa học 10 Kết nối tri thức ( Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các sản phẩm sau, sản phẩm nào không phải là sản phẩm của hóa học?

Phân bón hóa học.
Thuốc.
Dầu gội đầu.
Thực phẩm biến đổi gen.
Câu 2:

Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là

12.  
24.
13. 
6.
Câu 3:

Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium (A1327l) lần lượt là

13 và 14. 
13 và 15.     
12 và 14.  
13 và 13.
Câu 4:

Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học:

(1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.

(2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.

(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.

(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

1
2
3
4
Câu 5:

Orbital nguyên tử là

đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.
khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.
quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định.
Câu 6:

Lớp M có số orbital tối đa bằng

3.   
4.   
9. 
18.
Câu 7:

Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?

Câu 8:

Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là

X, Y, E.       
X, Y, E, T.   
 E, T.
Y, T.
Câu 9:

Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có

2 nguyên tố.            
8 nguyên tố.        
10 nguyên tố.
18 nguyên tố.
Câu 10:

aHạt nhân nguyên tử Y có 15 proton. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là

số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA.         
số thứ tự 15, chu kì 2, nhóm VA.
 số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA.            
số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA.
Câu 11:

Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì số lớp electron

 tăng dần.
 giảm dần.
không thay đổi.     
biến đổi không theo quy luật.
Câu 12:

Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất?

1s22s22p5. 
1s22s22p6.
1s22s22p63s1.    
1s22s22p63s23p2.
Câu 13:

Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R (Z = 17) là

R2O.    
R2O3.   
R2O5.     
R2O7.
Câu 14:

Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

1s²2s²2p6
1s²2s²2p3s²3p¹.   
1s²2s²2p3s³.    
1s²2s²2p63s².
Câu 15:

Nguyên tố K có số hiệu nguyên tử là 19. Phát biểu nào sau đây về K là không đúng?

Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố K là 19.
Vỏ của nguyên tử K có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron.
Hạt nhân của nguyên tố K có 19 proton.
Nguyên tố K là một phi kim.
Câu 16:

Nitrogen (N) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau:

(a) Nguyên tử N có 2 lớp electron và có 5 electron lớp ngoài cùng.

(b) Công thức oxide cao nhất của N có dạng NO2 và là acidic oxide.

(c) Nguyên tố N có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z = 8).

(d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của N có dạng HNO3 và có tính acid.

Số phát biểu đúng là

1.         
2
3
4
Câu 17:

Liên kết hóa học là

sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.
sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững
Câu 18:

Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách

cho đi 2 electron    
nhận vào 1 electron
cho đi 3 electron.          
nhận vào 2 electron.
Câu 19:

Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet?

Câu 20:

Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ tạo thành

phân tử. 
ion. 
cation.   
anion.
Câu 21:

Quá trình tạo thành ion Ca2+ nào sau đây là đúng?

Ca  Ca2+ + 2e
Ca  Ca2+ + 1e.
Ca + 2e  Ca2+.           
Ca + 1e  Ca2+.
Câu 22:

Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?

Cation và anion.     
Các anion.
Cation và các electron tự do.   
Electron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 23:

Phân tử KCl được hình thành do

sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl.
sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-.
sự kết hợp giữa ion K- và ion Cl+.
sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-.
Câu 24:

aLiên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết

ion.  
cộng hóa trị.        
kim loại       
hydrogen.
Câu 25:

Dựa vào hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tố, cho biết liên kết trong phân tử nào sau đây là phân cực nhất?

HF.  
HCl. 
HBr. 
HI.
Câu 26:

Liên kết σ là liên kết được hình thành do

sự xen phủ bên của 2 orbital. 
 cặp electron chung.
lực hút tĩnh điện giữa hai ion. 
sự xen phủ trục của hai orbital.       
Câu 27:

Tương tác van der Waals được hình thành do

tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử.
tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử.
tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử
lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.
Câu 28:

Các liên kết biểu diễn bằng dấu “•••” có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết gì?

Liên kết ion.    
Liên kết cộng hoá trị có cực.

Liên kết cộng hoá trị không cực. 

Liên kết hydrogen.